Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Huyệt Vị » 
  • Vị trí và tác dụng của huyệt trung phủ

Vị trí và tác dụng của huyệt trung phủ

By Công Đông Y
Vị trí và tác dụng của huyệt trung phủ

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Vị trí và tác dụng của huyệt trung phủcung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Trong lĩnh vực Y Học Cổ Truyền, huyệt Trung phủ là một trong những huyệt đạo quan trọng của cơ thể, tác động vào huyệt sẽ mang lại những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe của bạn. Đây là một huyệt đạo với chức năng chính là trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như ho, đau họng, viêm long đường hô hấp, viêm phổi…

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • 1. Huyệt trung phủ là huyệt gì?
  • 2. Tác dụng của huyệt Trung phủ
  • 3. Vị trí của huyệt Trung phủ
  • 4. Cách xác định huyệt Trung phủ
  • 5. Các cách tác động lên huyệt Trung phủ điều trị bệnh
    • 5.1 Bấm huyệt:
    • 5.2 Châm cứu:

1. Huyệt trung phủ là huyệt gì?

Trên cơ thể chúng ta có hàng trăm các huyệt đạo, mỗi huyệt sẽ nằm trên một đường kinh nhất định do đó tác dụng vào huyệt sẽ giúp điều trị các bệnh lý tại cơ quan đó. Huyệt Trung phủ là một huyệt đạo nằm trên đường kinh Phế do đó tác dụng chính của huyệt là điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.

Về giải nghĩa trên gọi huyệt Trung phủ, sách Trung y cương mục có viết rằng, “phủ” được hiểu theo nghĩa đen là kho tàng, thương khố, đây chính là nơi cất giữ tài sản, văn thư và nhiều cống phẩm trong triều đình. Hiểu theo nghĩa bóng thì “phủ” là nơi kinh khí hội tụ, từ tên ta có thể ngầm hiểu huyệt này nằm ở chỗ hội tụ mạch của đường kinh Phế trong hệ thống các đường kinh mạch của cơ thể. Gọi là “trung” bởi vì huyệt nằm ở gần giữa ngực nơi thần khí của phế đi qua, trung còn có nghĩa là bên trong, nội bộ. Đây chính là nguồn gốc của tên gọi huyệt Trung phủ.

Một số tên gọi khác của huyệt Trung phủ là: huyệt phủ trung dư, huyệt ưng du, huyệt ưng trung du. Đặc tính của huyệt gồm:

  • Huyệt thứ nhất trên đường kinh Phế của cơ thể.
  • Huyệt Mộ, đây là nơi mà khí phế đến và được lưu trữ lại.
  • Huyệt hội với huyệt túc thái âm tỳ.
  • Huyệt Trung phủ cũng rất quan trọng trong việc chẩn đoán và hỗ trợ điều trị các bệnh lý suy nhược thần kinh.
  • Huyệt để tả Dương khi phối cùng những huyệt: đại cự, phong môn và khuyết bồn.

2. Tác dụng của huyệt Trung phủ

Huyệt Trung phủ có tác dụng điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như trị ho, viêm long đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi… Ấn huyệt Trung phủ còn giúp giảm những cơn đau tức ngực, mỏi vai, đau lưng

Ngoài ra người ta còn kết hợp với những huyệt đạo sau để điều trị một số bệnh lý:

  • Trung phủ phối với huyệt âm giao để trị đau họng, nóng lạnh tay chân hoặc căng tức ngực.
  • Phối hợp với huyệt Thiên xu trị đau tức ngực
  • Phối hợp cùng huyệt Hiếp đường để điều trị nặng ngực, căng tức vùng ngực.
  • Phối hợp với huyệt Dương giao để trị viêm sưng họng.
  • Phối hợp với huyệt Khổng tối, Phế du điều trị viêm phế quản mạn, hen phế quản.
  • Phối hợp với huyệt Kết mạch, Phế du, Phế nhiệt huyệt để chữa bệnh lao phổi.
Huyệt trung phủ có tác dụng hiệu quả với bệnh lý đường hô hấp
Huyệt trung phủ có tác dụng hiệu quả với bệnh lý đường hô hấp

3. Vị trí của huyệt Trung phủ

Huyệt trung phủ nằm ở phía dưới ngoài của xương đòn, cách xương đòn một thốn ngón tay. Hay nói cách khác, vị trí của huyệt Trung phủ sẽ nằm giữa hai xương sườn là 1 và 2, cách đường giữa của ngực 6 thốn.

Khi giải phẫu huyệt dưới da, ta sẽ thấy cơ ngực lớn, cơ ngực bé, cơ răng cưa to, cơ liên sườn hai. Thần kinh liên quan đến vị trí của huyệt này bao gồm: thần kinh ngực lớn, thần kinh ngực bé, thần kinh răng cưa lớn, thần kinh liên sườn 2 và nhánh của thần kinh nách.

Thần kinh chi phối cho huyệt chính là tiết đoạn của thần kinh C4.

4. Cách xác định huyệt Trung phủ

Vì vị trí của huyệt Trung phủ liên quan với vị trí của xương đòn (đây là một mốc có thể sờ ngay bằng tay hay nhìn bằng mắt) do đó việc xác định huyệt này là tương đối đơn giản. Có hai cách giúp bạn xác định huyệt Trung phủ nhanh và chính xác, đặc biệt đã được kiểm chứng là mang lại những hiệu quả tốt:

  • Cách 1: Bệnh nhân nằm trên một mặt phẳng với tư thế ngửa, hai tay hơi chéo về phía sau để bộc lộ rõ phần xương đòn của bệnh nhân (vì ở những bệnh nhân béo phì thường sẽ khó xác định xương đòn hơn). Phía trên ngoài của xương đòn sẽ xuất hiện một hố lõm hình tam giác, chính giữa của hố này là huyệt Vân môn. Từ hố lõm chạy dọc theo bờ ngoài của cơ ngực lớn xuống 1 thốn ngón tay, ngay khe gian sườn của xương sườn 1 và 2 chính là vị trí của huyệt Trung phủ.
  • Cách 2: Bệnh nhân nằm trên một mặt phẳng với tư thế ngửa, từ đầu vú của bệnh nhân đo ngang ra phía ngoài 2 thốn ngón tay. Từ vị trí đã đánh dấu tiếp tục đi thẳng góc lên phía trên 3 khoảng gian sườn chính là vị trí của huyệt Trung phủ. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng trên bệnh nhân nam, đối với nữ sẽ dùng cách 1 để xác định

Vị trí huyệt là tương đối dễ dàng trong việc xác định nên bạn có thể tự xác định và tác động lên huyệt tại nhà. Tuy nhiên để an toàn cũng như đảm bảo rằng vị trí mình xác định đã đúng chưa thì nên nhờ sự tư vấn của các bác sĩ Y Học Cổ Truyền.

Hình ảnh chỉ dẫn cách xác định vị trí huyệt trung phủ
Hình ảnh chỉ dẫn cách xác định vị trí huyệt trung phủ

5. Các cách tác động lên huyệt Trung phủ điều trị bệnh

5.1 Bấm huyệt:

Thủ thuật: Dùng đầu móng tay của ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt (đốt một và hai của ngón tay cái vuông góc với nhau) tăng dần cho đến khi người bệnh cảm thấy căng tức nặng thì dừng lại

5.2 Châm cứu:

Các bước châm huyệt Trung phủ bao gồm:

  • Chuẩn bị dụng cụ châm
  • Chuẩn bị bệnh nhân: Vì vị trí huyệt Trung phủ ở vùng cổ tay nên tư thế ngồi duỗi tay hay ngồi ngửa dựa ghế là phù hợp nhất.
  • Xác định chính xác huyệt
  • Sát trùng huyệt bằng cồn 70 độ. Cách thực hiện như sát trùng trước khi tiêm
  • Làm căng da vùng châm: mục đích để kim đi qua mà không làm bệnh nhân đau nhiều
  • Tiến hành châm
  • Lưu kim: tùy vào bệnh của bệnh nhân mà thời gian lưu kim nhanh hay chậm hoặc không lưu kim. Trong khi lưu kim có thể tiến hành thêm kỹ thuật bổ tả hoặc các phương pháp ôn châm và điện châm phối hợp thêm
  • Rút kim và sát trùng lỗ kim châm

Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Công dụng của cây hoàn ngọc

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Bấm huyệt thiên đột giảm hen phế quản

Bấm huyệt thiên đột giảm hen phế quản

Vì sao bấm huyệt giúp dễ đi đại tiện hơn?

Vì sao bấm huyệt giúp dễ đi đại tiện hơn?

Vị trí và tác dụng huyệt Ân Môn

Vị trí và tác dụng huyệt Ân Môn

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Huyệt Vị Vị trí và tác dụng của huyệt trung phủ

Vị trí và tác dụng của huyệt trung phủ

28/02/2025

Công dụng của cây hoàn ngọc

27/02/2025

Hướng dẫn cách xông hơi an toàn

27/02/2025

Bấm huyệt thiên đột giảm hen phế quản

27/02/2025

Lá sen có tác dụng gì?

27/02/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Vị trí và tác dụng của huyệt trung phủ

Vị trí và tác dụng của huyệt trung phủ

Công dụng của cây hoàn ngọc

Công dụng của cây hoàn ngọc

Hướng dẫn cách xông hơi an toàn

Hướng dẫn cách xông hơi an toàn

Bài Viết Nổi Bật

Cây dã hương: Loài thảo dược với nhiều công dụng đáng ngờ

Cây dã hương: Loài thảo dược với nhiều công dụng đáng ngờ

Đại phù bình: Vị thuốc Đông Y trị mẩn ngứa, mề đay

Đại phù bình: Vị thuốc Đông Y trị mẩn ngứa, mề đay

Bách thảo sương: Vị thuốc quen thuộc từ nhọ nồi

Bách thảo sương: Vị thuốc quen thuộc từ nhọ nồi

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook