- Quẻ: còn có tên gọi khác là quái Có 2 loại quẻ:
-Quẻ đơn còn gọi là quẻ 3 vạch hay đơn quái
-Quẻ kép còn gọi là quẻ 6 vạch hay trùng quái Ví dụ: quẻ Càn đơn quẻ Càn kép
- Hào: là từng vạch trong quẻ, vạch chẵn là hào âm, vạch lẻ là hào dương Ví dụ: hào dương
, hào âm
- Số của hào: theo Hà Đồ có 5 số sinh là 1, 2, 3, 4, 5. Tổng các số dương là 1 + 3 + 5 = 9, tổng các số âm là 2 + 4 = 6. Vì vậy 9 là số của hào dương và 6 là số của hào âm. Số 9 và 6 còn gọi là lão dương và lão âm.
- Ngôi của các hào trong quẻ:một quẻ kép có 6 hào: hào sơ, hào nhị, hào tam, hào tứ, hào ngũ và hào thượng, đánh số thứ tự từ dưới lên trên, hào 1 ngôi 1 còn gọi là hào sơ, hào 2 ngôi 2 còn gọi là hào nhị, hào 3 ngôi 3 còn gọi là hào tam, hào 4 ngôi 4 còn gọi là hào tứ, hào 5 ngôi 5 còn gọi là hào ngũ, hào 6 ngôi 6 còn gọi là hào thượng.
Ví dụ: quẻ Càn
quẻ Khôn
Hào sơ quẻ Càn gọi là sơ cửu, hào nhị quẻ Càn gọi là cửu nhị, hào tam quẻ Càn gọi là cửu tam, hào tứ quẻ Càn gọi là cửu tứ, hào ngũ quẻ Càn gọi là cửu ngũ , hào thượng quẻ Càn gọi là thượng cửu.
Hào sơ quẻ Khôn gọi là sơ lục, hào nhị quÎ Kh«n gọi là lục nhị, hào tam quẻ Khôn gọi là lục tam, hào tứ quẻ Khôn gọi là lục tứ, hào ngũ quẻ Khôn gọi là lục ngũ, hào thượng quẻ Khôn gọi là thượng lục.
Ngôi quẻ Càn:
-Ngôi 1: sơ cửu tương ứng với thứ dân
-Ngôi 2: cửu nhị tương ứng với các bậc trung phu, tư mục
-Ngôi 3: cửu tam tương ứng với các bậc quan khanh, đại phu
-Ngôi 4: cửu tứ tương ứng với các vị đại thần
-Ngôi 5: cửu ngũ tương ứng với ngôi vua
-Ngôi thượng: thượng cửu: tương ứng với trời, các bậc nguyên lão.
Chính vì vậy trong văn học Trung Hoa, khi nói tới ngôi vua, người ta hay nói đó là ngôi cửu ngũ chí tôn hay còn gọi là ngôi trời. Trong cung đ×nh Huế có 9 đỉnh đồng, xếp thành hai hàng bá quan văn võ, đỉnh thứ 9 ở giữa to nhất là biểu tượng của nhà vua, xếp theo hình dưới đây:
Vì thế, khi nhà vua nói về điều gì, điều đó như pháp lệnh: quân bất hí ngôn, nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy ( vua không nói đùa vui mà lời nói của vua một lời cũng nặng như chín cái đỉnh đồng, bốn con ngựa cũng không theo nổi ), đó chính cũng là đạo của người quân tử.
Số kết hợp với ngôi, thì ( thời ), người:
Dịch nói: hào dương là quân tử hay đàn ông, còn hào âm là tiểu nhân hay đàn bà
-Hào dương mà gặp ngôi lẻ là quân tử được ngôi, ở đây là sơ cửu, cửu tam và cửu ngũ thì chỉ có cửu ngũ và cửu tam là được ngôi thôi còn cửu nhị, cửu tứ, thượng cửu là quân tử không ngôi, là quân tử chưa gặp thời vận.
-Còn hào âm mà gặp ngôi chẵn là tiểu nhân biết điều, đó là các ngôi lục nhị, lục tứ, thượng lục. Hào âm mà ở ngôi lẻ là tiểu nhân làm bậy như sơ lục, lục tam và lục ngũ. Ở đây chỉ chú ý nhiều tới ngôi lục tam và lục ngũ thôi, phần này sẽ trình bầy sau khi nói về quẻ Càn, Khôn. Kinh Dịch của Văn vương, Chu Công chú trọng vào bói toán, phần của Khổng Tử chú trọng ở cách tu thân xử thế. Thì là thời kỳ, ví như quẻ Thái là thời kỳ hanh thái, quẻ Bĩ là thời kỳ bế tắc..,hoặc hào sơ là thời kỳ đầu, hào thượng là thời kỳ cuối. Ứng là hào này viện trợ cho hào kia như hào sơ ứng hào tứ, hào nhị ứng hào ngũ, hào tam ứng hào thượng nhưng với điều kiện hai hào này phải khác nhau như hào này dương thì hào kia phải âm và ngược lại. Người là bản thân kẻ xem bói ở địa vị nào, thời kỳ nào ví như hào sơ quẻ Bĩ tức là thứ dân trong thời bĩ tắc, hào ngũ quẻ Thái là ông vua trong thời hanh thái.
- Số của quẻ:Càn số 1, Đoài số 2, Ly số 3 , Chấn số 4, Tốn số 5, Khảm số 6, Cấn số 7, Khôn số 8
- Số của Tứ Tượng:thái dương ngôi 1 số 9, thiếu âm ngôi 2 số 8, thiếu dương ngôi 3 số 7, thái âm ngôi 4 số 6. Chúng tôi sẽ trình bày thêm ở phần tứ tượng
.IV.8. Thái cực:theo Lão Tử: nguồn gốc của vũ trụ là Đạo. Trên bờ sông Hoàng Hà, Khổng Tử và Lão Tử đàm đạo. Khổng Tử mới hỏi Lão Tử: thưa thầy thái cực là gì? Lão Tử nói rằng: “ có một vật do hỗn hợp mà thành, nó sinh ra trước trời đất, vừa trống không, vừa yên lặng, đứng một mình mà không biến cải, có thể làm mẹ đẻ của thiên
hạ, ta không biết tên nó là gì, phải đặt tên chữ cho nó là Đạo, chỉ có biến động là thuộc tính của nó ”. Như vậy chúng ta đã thấy khái niệm Đạo của Lão Tử đã mang trong lòng chữ Đạo ấy hai mặt đối kháng là âm và dương, Khổng Tử không dùng chữ Đạo mà dùng chữ Thái cực để chỉ cái bắt đầu của vũ trụ. Do đó ta có thể hiểu Đạo còn có thể gọi là Thái cực.
Lưỡng nghi
Trong Thập Dực ( mười cánh ), quyển 5 viết: Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Từ vô cực là lúc vũ trụ còn trong cõi hư vô đã chứa trong nó thái cực rồi, thái cực động thành dương, thái cực tĩnh thành âm vì vậy vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, đó là dương nghi và âm nghi.
Dương: động, nóng, sáng, trong, nhẹ nổi lên thành trời. Dương sinh ra ở phương bắc, bên trái chủ dương và được biểu hiện bằng một vạch liền ()
Âm: lạnh, tĩnh, đục, tối, nặng chìm xuống thành đất. Âm sinh ra ở phương nam , bên phải chủ âm và được biểu hiện bằng một vạch đứt ()
Từ vô cực biến thành lưỡng nghi
Tứ Tượng
Lấy ví dụ trong một ngày, từ nửa đêm đến trưa thuộc trái, thuộc dương; từ trưa đến nửa đêm là phải, là âm; từ 6h sáng tới 18h chiều là ngày thuộc dương; từ 18h tối tới 6h sáng là đêm thuộc âm.
Như vậy từ 6h sáng tới 12 giờ trưa là dương trùng dươngta gọi đó là thái dương, nghĩa là nơi đó dương khí dày ®ặc và trùm khắp nơi.
Từ 12h trưa tới 18h tối là âm sinh trong dươngta gọi đó là thiếu âm, nghĩa là âm còn non yếu.
Từ 18h tới 0h là âm trong âm, âm khí dày đặc, đen và tối, ta gọi đó là thái âm
.
Từ 0h tới 6h sáng, khí nhất dương phát sinh, đó là dương sinh trong âm, dương còn non yếu, người ta gọi đó là thiếu dương.
Một năm cũng vậy, một ngày cũng vậy, một đời người cũng vậy, đó là quy luật sáng, trưa, chiều, tối, đó là quy luật sinh trưởng thu tàng, sinh lão bệnh tử. Đó chính là tứ tượng.
Vạch liền () được gọi là dương nghi , vạch đứt (
) được gọi là âm nghi, nếu chồng hai vạch lên nhau thì gọi là là tượng
Trên vạch dương thêm vạch dương gọi là thái dương
Trên vạch dương thêm vạch âm gọi là thiếu âm
Trên vạch âm thêm vạch dương gọi là thiếu dương Trên vạch âm thêm vạch âm gọi là thái âm
Từ đó chúng ta nhận thấy:
Thái dương ngôi số 1 nên số của nó là 10 – 1 = 9. Thiếu âm ngôi số 2 nên số của nó là 10 – 2 = 8. Thiếu dương ngôi số 3 nên số của nó là 10 – 3 = 7. Thái âm ngôi số 4 nên số của nó là 10 – 4 = 6.
Như vậy:
Lão dương số 9
Thiếu dương số 7 đều là số lẻ Lão âm số 6
Thiếu âm số 8 đều là số chẵn
Trong các quẻ người ta dùng số cửu và số lục bởi vì đó là lão dương và lão âm. Già thì biến còn trẻ thì không biến, lão âm và lão dương là âm và dương phát triển tới cực độ nên dễ biến hơn thiếu dương và thiếu âm. Đó chính là số của hào đã nói ở mục 3 về số của hào.
- Triệu: nghĩa là điềm báo hay còn gọi là lời chiêm, chúng tôi tham khảo Dịch học của Lê Gia.
- Khi xem quẻ, nếu trên dưới ứng nhau, đó là quẻ tốt
Ví dụ: hào 5 dương cương ứng với 5 hào âm là tốt, ngoài ra hào 2 và hào 5 đều trung chính. Ví dụ : Quẻ Thuỷ §ịa Tỵ
Hoặc hào 5 là âm mềm ứng với 5 hào dương cũng tốt như ứng với ngôi tôn mà mềm mỏng, trên dưới ứng nhau thì dù chỉ trung mà không chính cũng tốt.Ví dụ: quẻ Hoả Thiªn §ại Hữu
Thoán từ và dịch nghĩa được trích nguyên văn từ Kinh Dịch do Ngô Tất Tố chú giải và biên dịch từ bản gốc là sách Chu Dịch. Những chỗ khó diễn đạt, chúng tôi vận dụng cách giải thích của Phan Bội Châu, Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Hoàng Điệp trên cơ sở khảo cứu hai tác giả trên