Hệ Từ Thượng Truyện viết: vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái lay động thành lục thập tứ quái gồm 384 hào.
Mô hình tạo thành bát quái
Sự xếp đặt tạo nên bát quái có một quy luật, chồng lên quẻ theo thứ tự cứ một âm lại một dương như:
-Trên thái dương chồng lên một vạch dương là quẻ Càn, chồng lên một vạch âm là quẻ Đoài
-Trên thiếu âm chồng lên một vạch dương tạo thành quẻ Ly, chồng lên một vạch âm tạo thành quẻ Chấn.
-Trên thiếu dương chồng lên một vạch dương tạo thành quẻ Tốn, chồng lên một vạch âm thì thành quẻ Khảm.
-Trên thái âm, chồng lên một vạch dương thì thành quẻ Cấn, chồng lên một vạch âm thì thành quẻ Khôn.
- Quẻ Càn còn gọi là Càn tam liên là quẻ số 1 Tượng của quẻ Càn là trời, là con rồng
Tính của quẻ Càn là mãnh liệt, cương quyết Tên khác còn gọi là thiên, là cha
- Quẻ Đoài còn gọi là Đoài thượng khuyết, là quẻ số 2 Tượng của quẻ Đoài là đầm lầy, là sông, suối
Tính của quẻ Đoài là vui vẻ, hoà duyệt
Tên khác còn gọi là trạch, là thiếu nữ
- Quẻ Ly còn gọi là Ly trung hư, là quẻ số 3 Tượng của quẻ Ly là lửa, là mặt trời
Tính của quẻ Ly là sáng, rỗng
Tên khác còn gọi là hoả, Ly là trung nữ
- Quẻ Chấn còn gọi là Chấn ngưỡng vu, là quẻ số 4 Tượng của quẻ Chấn là sấm
Tính của quẻ Chấn là động
Tên khác còn gọi là lôi, Chấn là trưởng nam
- Quẻ Tốn còn gọi là Tốn hạ đoạn, là quẻ số 5 Tượng của quẻ Tốn là gió, là gỗ, là cây cỏ thảo mộc Tính của quẻ Tốn là vào, là nhún nhường
Tên khác còn gọi là phong, Tốn là trưởng nữ
- Quẻ Khảm còn gọi là Khảm trung mãn, là quẻ số 6 Tượng của quẻ Khảm là nước, là mây, là mưa
Tính của quẻ Khảm là hiểm, là dầy đặc
Tên khác còn gọi là thuỷ, Khảm là trung nam
- Quẻ Cấn còn gọi là Cấn phúc uyển, là quẻ số 7 Tượng của quẻ Cấn là núi, là đồi
Tính của quẻ Cấn là đậu lại, dừng lại, đỗ lại Tên khác còn gọi là sơn, Cấn là thiếu nam
- Quẻ Khôn còn gọi là Khôn lục đoạn, là quẻ số 8 Tượng của quẻ Khôn là đất, là con trâu
Tính của quẻ Khôn là thuận, hoà, hiền lành Tên khác còn gọi là địa, Khôn còn là mẹ
- Về nguyên tắc vạch quẻ: vạch từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài Trong 8 quẻ thì ngoài Càn là quẻ dương và Khôn là quẻ âm thì
Tốn, Ly , Đoài là quẻ âm. Vì dương x âm x dương = âm Chấn, Khảm, Cấn là quẻ dương vì dương x âm x âm = dương.
THUYẾT LỤC TỬ CỦA VĂN VƯƠNG
Khi Văn Vương xếp ra thứ tự các quẻ cũng chưa có ý gì rõ mà sau này Thiệu Tử mới bàn thêm. Càn Khôn là trời đất mà cũng là cha mẹ. Khôn tìm Càn lần một mà ra quẻ Chấn tức là trưởng nam. Khôn tìm Càn lần hai mà ra quẻ Khảm tức là trung nam. Khôn tìm Càn lần ba mà ra quẻ Cấn tức là thiếu nam.
Càn tìm Khôn lần một mà ra quẻ Tốn tức là trưởng nữ. Càn tìm Khôn lần hai mà ra quẻ Ly tức là trung nữ. Càn tìm Khôn lần ba mà ra quẻ Đoài tức là thiếu nữ.
Tại sao Tốn, Ly, Đoài lại là là nữ, bởi vì Tốn, Ly, Đoài là quẻ âm.
Cũng như vậy Chấn, Khảm, Cấn là quẻ dương nên Chấn, Khảm, Cấn là nam. Dịch nói: được dương thì tiến, được âm thì lùi cho nên thuộc về càn đạo thì thành nam, thuộc về khôn đạo thì thành nữ. Đó cũng là lẽ một âm một dương mà thôi.
THUYẾT LỤC TỬ
Quẻ Càn là cha Quẻ Khôn là mẹ
- Quẻ Khôn tìm quẻ Càn lần một thì ra quẻ Chấn :
Quẻ Khôn tìm quẻ Càn lần hai thì ra quẻ Khảm :
Quẻ Khôn tìm quẻ Càn lần ba thì ra quẻ Cấn :
- Quẻ Càn tìm quẻ Khôn lần một thì ra quẻ Tốn :
Quẻ Càn tìm quẻ Khôn lần hai thì ra quẻ Ly:
Quẻ Càn tìm quẻ Khôn lần ba thì ra quẻ Đoài :
Theo quy luật thì âm dương, trời đất sinh ra tứ tượng, tứ tượng lay động mà thành bát quái, cũng chính là một gia đình thu nhỏ có đầy đủ bố mẹ, ba con trai và ba con gái. Ngoài raVăn Vương cũng chẳng bàn luận gì cả nhưng tại sao mẹ tìm bố thì ra con trai, bố tìm mẹ mà ra con gái, phải chăng đó là tính chủ động của từng cá thể bố và mẹ?