Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Vị Thuốc » 
  • BA GẠC – Rauwolfia Verticillata (Lour) Baill

BA GẠC – Rauwolfia Verticillata (Lour) Baill

By Công Đông Y
BA GẠC – Rauwolfia Verticillata (Lour) Baill

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Tên khác:
  • Tên khoa học:
  • Họ khoa học:
  • Hình Ảnh Vị Thuốc
  • Mô tả:
  • Mùa hoa:
  • Địa lý:
  • Thu hái:
  • Bộ phận dùng:
  • Bào chế:
  • Thành phần hóa học:
  • Tác dụng dược lý:
  • Đơn thuốc kinh nghiệm:
  • Kiêng kỵ:

Tên khác:

Ba Gạc lá to, Ba Gạc lá mọc vòng, La phu mộc, Lạc tọc (1 rễ – vì cây chỉ có 1 rễ – Cao Bằng), San to ( Ba chạc – vì cây có 3 lá, chia 3 cành – Sapa).

Tên khoa học:

Rauwolfia Verticillata (Lour) Baill.

BA GẠC – Rauwolfia Verticillata (Lour) Baill

Họ khoa học:

Trúc đào (Apocynaceae).

Hình Ảnh Vị Thuốc

Cây Ba Gạc (La Phu Mộc, San To) - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi - Vietnam Regulatory Affairs Society - Luật Dược Việt Nam

Mô tả:

Cây thấp, cao 1-1,5m, thân nhẵn, có nốt sần. Lá mọc vòng 3 lá một, có khi 4-5 lá, hình mác, dài 6-11cm, rộng 1,5-3cm. Hoa hình ống, mầu trắng, phình ở họng, mọc thành xim, tán ở kẽ lá. Quả đôi, hình trứng, khi chín mầu đỏ tươi. Toàn cây có nhựa mủ.

Mùa hoa:

Tháng 4-6. Mùa quả: tháng 7-10.

Địa lý:

Mọc hoang, có nhiều ở Cao bằng, Lạng sơn, Vĩnh phú.

Thu hái:

Vào mùa thu, đông, đào rễ về, rửa sạch đất, phơi hoặc sấy khô. Cần chú ý bảo vệ lớp vỏ vì lớp vỏ chứa nhiều hoạt chất nhất.

Bộ phận dùng:

Rễ và vỏ rễ.

Bào chế:

Có thể dùng tươi, khô hoặc nấu thành cao.

Thành phần hóa học:

Trong rễ và lá có Alcaloid (0,9-2,12% ở rễ, 0,72 – 1,69 ở lá) trong đó quan trọng nhất là 1 Alcaloid gọi là Rauwolfia A, công thức thô C25H28N2O2, còn có Reserpin, Ajmalin, Ajmalixin và secpentin (theo NCTVVTV.Nam và Dược Liệu).

Tác dụng dược lý:

Cây Ba Gạc - Dược liệu Đông y chữa cao huyết áp hiệu quả

+ Đối với huyết áp: dùng nước sắc Ba Gạc nghiên cứu trên thỏ và chó thấy có tác dụng giảm áp rõ với liều 0,5/kg thân thể súc vât (Bộ môn sinh l{ đại học y dược Hà Nội 1960).

+Đối với tim: trên tim ếch cô lập và tại chỗ thấy nước sắc Ba Gạc làm chậm nhịp tim(do Ajmalin).

Trên hệ mạch ngoại biên của thỏ không thấy có tác dụng trên mạch máu ngoại biên.

+Trên ruột thỏ cô lập thấy liều nhẹ làm tăng nhu động ruột.

+Trên hệ thần kinh trung ương thấy không làm giảm sốt.

+Có tác dụng trấn tĩnh, gây ngủ (do Reserpin, Retxinamin).

Theo ‘Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam’:

*Reserpin được coi là Alcaloid quan trọng nhất, đại biểu cho dược tính của Ba Gạc. Hai tác dụng dược lý quan trọng của Reserpin được xử dụng trong điều trị là hạ huyết áp và an thần.

Reserpin làm hạ huyết áp cả trên súc vật gây mê hoặc không gây mê. Tác dụng này xuất hiện chậm và k o dài.cơ chế tác dụng hạ áp là do làm cạn dần kế hoạch dự trữ chất dẫn truyền trung gian Noradrenalin trong các dây thần kinh giao cảm, được coi như hiện tượng cắt hệ thần kinh giao cảm bằng hóa chất. Reserpin không có tác dụng làm liệt hạch, có tác dụng làm chậm nhịp tim, làm dãn các mạch máu dưới da.

  • Đối với thần kinh trung ương, Reserpin có tác dụng ức chế, gây trấn tĩnh rõ, giông là các dẫn chất Phenothiazin
  • Đối với mắt, Reserpin có tác dụng thu nhỏ đồng tử 1 cách rõ rệt (là 1 trong những triệu chứng sớm nhất sau khi dùng thuốc).

Reserpin còn làm sa mi mắt, làm thư dãn mi mắt thứ 3 (Nictitating membrane) của mèo và chó.

*Đối với hệ tiêu hóa: Reserpin làm tăng nhu động ruột và bài tiết phân.

  • Đối với thân nhiệt: sau khi dùng Reserpin, có sự rối loạn về điều hòa thân nhiệt.
  • Đối với hệ nội tiết: Reserpin có tác dụng kích thích vỏ tuyến thượng thận giải phóng các Corticoid. Có tác dụng kháng lợi niệu yếu. Trên chuột cống cái, Reserpin làm ngừng chu Kỳ động dục, ức chế sự phóng noãn. Trên chuột đực, ức chế sự phân tiết Androgen.
  • Độc tính của Reserpin:

. Liều chịu đựng được bằng đường uống đối với súc vật: 10-2000mg/kg.

. LD50 bằng đường tiêm tĩnh mạch trên chuột cống trắng: 28 ± 1,6mg/kg, bằng đường uống trên chuột nhắt là 500mg/kg.

-Chủ Trị: Các chế phẩm từ Ba Gạc được dùng điều trị bệnh huyết áp cao và 1 số bệnh tâm thần gồm Reserpin, Alcaloid toàn phần, cao và bột rễ.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

*Reserpin: viên nén 0,0001g, 0,00025g và 0,0005g. Thuốc tiêm 5mg/2ml.

*Viên Rauviloid (2mg Alcaloid toàn phần của R.Serpentina), liều dùng cho bệnh huyết áp cao là 2-4mg/ngày.

*Viên Raudixin (bôt rễ R.Serpentina) 50-100mong, liều dùng trung bình hàng ngày là 200-400mg.

Kiêng kỵ:

Không nên dùng Reserpin và các chế phẩm từ Ba Gạc trong các trường hợp dạ dầy tá tràng bị loét, nhồi máu cơ tim, hen suyễn … (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

BA CHẼ – Desmodium triangulare

Bài Viết Sau

BA KÍCH – Morinda officinalis How

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Ý DĨ – Coix lachryma jobi

Ý DĨ – Coix lachryma jobi

ÍCH TRÍ – Alpinia oxyphylla Miq

ÍCH TRÍ – Alpinia oxyphylla Miq

ÍCH MẪU – Herba leonuri Heterophylli

ÍCH MẪU – Herba leonuri Heterophylli

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

20/01/2025

Bổ tủy đan

20/01/2025

TIẾT MỘC HÒA TRUNG PHÁP

20/01/2025

TRUNG HÒA THANG

20/01/2025

Trầm hương đạo khí tán (Ngự dược viện)

20/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

Bổ tủy đan

Bổ tủy đan

TIẾT MỘC HÒA TRUNG PHÁP

TIẾT MỘC HÒA TRUNG PHÁP

Bài Viết Nổi Bật

ĐỊA DU – Sanguisorba offcinalis

ĐỊA DU – Sanguisorba offcinalis

BÁ TỬ NHÂN – Thujae orietalis Semen

BÁ TỬ NHÂN – Thujae orietalis Semen

A Ngùy: Thực vật có mùi hôi, vị đắng có tác dụng chữa bệnh

A Ngùy: Thực vật có mùi hôi, vị đắng có tác dụng chữa bệnh

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook