Beletia hyacinthina R. Br (=Bletilla striata Reichenbach fil.)
Thuộc họ Lan (Orchidaceae).
Cây thảo sống lâu năm, cao độ 0,9m, rễ phình lên thành củ, lá mọc từ rễ lên chừng 3 đến 5 lá hình mác dài từ 18-40cm, rộng 5cm, hè màu đỏ tím. Quả hình thoi có 6 cạnh dài khoảng 3cm đường kính 1cm.
Ở nước ta phía bắc các vùng mát như Hà tuyên, Cao lạng, Hoàng liên Sơn, cũng có loại Bạch cập mọc hoang, nhưng củ như bánh dày nhỏ, loại Trung Quốc có những khối rắn, có màu trắng nâu với 2-3 nhánh con rất đặc biệt. Bạch cập rất hiếm thấy ở nước ta, còn phải nhập.
Có ở Thiểm Tây, Trung Phủ, An Huy, An Khánh (Trung Quốc).
Rễ củ thuốc (là những khối màu trắng, vị đắng, khô, có vân như vỏ ốc, dẹt, cứng, chắc).
Thân củ khô hơi dạng móng con ó, dẹt phẳng, thường chẻ ra 2-3 móng, mũi nhọn đầu hơi cong theo hướng dưới, dài khoảng 7-8 phân đến 4cm, dày khoảng 2-3 phân, bên ngoài màu xám vàng hoặc màu vàng trắng, hơi có vân nhăn ngang dọc mềm nhuyễn, chình giữa củ thân có gốc tàn của thân, hơi lồi lên, xung quanh nó mọc 2-3 tầng vân vòng xoắn, hình thành cạnh đốt, mặt ngoài dưới đối với nó cùng vị trí cũng có vết lồi nhỏ, đốt dạng vòng mặt ngoài trên màu vàng trắng, mọc thưa, ít rễ phụ, chỉ giữ lại vết, chất cứng rất khó bẻ gãy, mặt cắt màu vàng trắng, chất sừng hơi trong suốt.
+ Rửa sạch, hấp mềm rồi thái phiến, phơi khô. Dùng sống hoặc tán bột dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Rửa sạch, ủ mềm, xắt lát, sấy nhẹ cho khô, có thể tán bột dùng, làm thuốc hoàn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm thấp, mùa hè hay phơi nắng.
+ Trong Bạch Cập có Bletilla Manna (gồm Mannose và Glucose). Trong rễ tươi có tinh bột [30,48%], Glucose [1,5%], tinh dầu, chất nhầy, nước *14,6%+ (Trung Dược Học).
+ Trong Bạch Cập có 55% chất nhầy, 1 ít tinh dầu và Glycogen (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng cầm máu: Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu củùa thỏ, gia nhanh tốc độ lắng máu. Chích dịch nhầy Bạch cập vào tĩnh mạch chủ dưới của ếch, quan sát thấy hồng cầu ngưng kết trong mạch máu ngoại vi hình thành máu khối có tác dụng bịt những mạch máu bị tổn thương mà không gây tắc các mạch lớn. Bạch cậâp ít gây kích thích tại chỗ, những huyết khối do Bạch cập gây nên tự tiêu trong vòng 5 ngày. Người ta cắt ngang đùi thỏ, kẹp các động mạch lớn lại rồi đắp nước Bạch cập lên, máu đang chảy được cầm ngay.
Tác dụng cầm máu củùa Bạch cập có liên quan đến thành phần chất nhầy (Trung Dược Học).
– Tác dụng củùa thuốc đối với thủng dạ dầy và hành tá tràng: Thực nghiệâm trên chó gây mê, thực nghiệm chọc thủùng nhân tạo dạ dầy và tá tràng mỗi chỗ một lỗ đường kính 1cm, bơm vào 9g bột Bạch cập, sau 15 giây, bột Bạch cập lấp kín, 40 giây sau hình thành một màng phủ kín lỗ thủng. Nhưng nếu cho chó ăn no và lỗ thủng to thì thuốc không có tác dụng (Trung Dược Học).
Tác Dung đối với dạ dầy và ruột viêm: Bột Bạch Cập được dùng trong 69 cas loét xuất huyết. Trong tất cả các trường hợp này máu đều cầm lại (trung bình 5-6 ngày). Bột Bạch Cập được dùng trong nhiều trường hợp loét và lủng. Trong 1 lô 29 trường hợp thì 23 cas khỏi, 1 cas phải mổ, 4 cas khác chết (1 cas bị sốc xuất huyết khi đang điều trị, 3 cas khác bị rủi ro). Điều này cho thấy Bạch Cập Bạch Cập được dùng điều trị những cas chọn lọc về loét dạ dầy tá tràng. Việc điều trị này chống chỉ định trong các trường hợp sau:
¨ Bột Bạch Cập có thể làm tăng nhu động và vì vậy có thể làm tăng vết loét.
¨ Bột Bạch Cập có thể làm tăng nhu động gây ra nôn mửa nhiều, có thể làm tăng lỗ rò.
¨ Vì bột Bạch Cập có chất dính nên nó có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng nếu nó xâm nhập vào ổ bụng (Trung Dược Học).
Điều Trị Lao Phổi: Bột Bạch Cập được dùng cho 60 trường hợp lao mạn tính không đáp ứng được với thuốc điều trị thông thường. Sau khi uống thuốc 3 tháng, 42 trường hợp được khỏi (kết quả X.quang giảm, hang khép lại, ESR bình thường, đờm âm tính, các triệu chứng biến mất), 13 trường hợp tiến triển khả quan, 2 trường hợp không có biến chuyển. Các nghiên cứu khác cũng có kết quả tương tự (Trung Dược Học).
Điều Trị Dãn Phế Quản: Dùng dài ngày (3-6 tháng) Bạch Cập cho 21 trường hợp dãn phế quản thấy đờm và ho có giảm, kiểm soát được ho ra máu (Trung Dược Học).
Đối với vết bỏng và chấn thương: Dùng dầu + bột Bạch Cập đắp tại chỗ cho 48 cas bị bỏng và chấn thương (dưới 11% của cơ thể), 5-6 ngày thay băng 1 lần. Tất cả đều khỏi trong vòng 1-3 tuần (Trung Dược Học).
Độc tính: Độc tính của Bạch cậâp lúc phối ngũ với Phụ tử, Xuyên ô và Thảo ô, v/ới cách sắc, phương pháp cho uống và liều lượng như nhau thì Bạch cập phối hợp với từng vị thuốc trên và riêng lẻ từng vị cho uống thì độc tính của thuốc và số súc vật thí nghiệm tử vong không thấy tăng (theo sách cổ thì Ô đầu phản Bạch cập) (Trung Dược Học).
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị đắng, cay, tính hàn (Ngô Phổ Bản Thảo).
+ Vị cay, không độc (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vị ngọt, tính sáp (Y Học Khởi Nguyên).
+ Vị đắng, ngọt, tính mát (Trung Dược Học).
+Vị đắng, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Vào kinh phế (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vào kinh phế, thận (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào kinh phế, Vị, Can (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Sinh cơ, chỉ thống (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Bổ phế hư, chỉ khái thấu, tiêu phế lao, thu liễm phế khí (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Thu liễm phế khí huyết, sinh cơ (Bản Thảo Cương Mục).
+ Bạch cập liễm khí thấm đàm, chỉ huyết, tiêu ung (Bản Thảo Hốii Ngôn).
Bạch Cập vị đắng, có tác dụng tiết nhiệt, vị cay, có tác dụng tán kết (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
Chỉ phế huyết (Đông Viên Dược Tính Phú).
+ Thu liễm, chỉ huyết, tiêu viêm, sinh cơ (Trung Dược Học).
+ Bổ phế, hóa đàm, liễm huyết, cầm huyết, đồng thời có tác dụng sinh cơ thu liễm miệng vết lo t (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liễm huyết, cầm huyết, tiêu viêm (Trung Dược Học).
+ Trị ung thủng, ác sang, bại thư, thương âm, hoại tử, rôm sẩy lâu không khỏi (Bản Kinh).
+ Trị tay chân bị tổn thương do t ngã (Đường Bản Thảo).
+ Trị chân tay nứt nẻ [nhai thuốc đắp vào] (Tân Tu Bản Thảo).
+ Trị ung nhọt lở loét, ung nhọt (Bản Thảo Đồ Kinh).
+ Trị ghẻ lở, ghẻ nước (Danh Y Blệt Lục).
+ Trị động kinh, mắt đỏ, trưng kết, phát bối, loa lịch, trường phong, trĩ lậu, chấn thương do kim khí, ôn nhiệt, ngược tật, huyết ly, bỏng lửa nước sôi, phong tý (Nhật Hoa Tử Bản Thảo)
+Trị ung nhọt lở loét (Đồ Kinh Bản Thảo).
+ Trị lao thương, phế khí hư(Trấn Nam Bản Thảo).
+ Trị mụn nhọt lở loét (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trị chân tay nứt nẻ: nhai thuốc bôi vào (Tân Tu Bản Thảo).
+ Trị mụn đinh nhọt, lở: Bạch cập nửa chỉ tán bột khuấy với nước, gạn bột trên giấy mỏng rồi dán lên (Tụ Trân Phương).
+ Trị bị đánh đập trị gãy xương: trộn Bạch cập 8g với rượu thì công hiệu của nó không kém gì Tự nhiên đồng (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
+ Trị da tay chân nứt lở vì lạnh: Bạch cập tán bột, trộn nước bôi vào, tránh nhúng nước (Tế Cấp Phương).
+ Trị bỏng lửa: Bạch cập tán bột trộn với dầu bôi lên (Triệu Chân Nhân Phương).
+ Trị chân khí đau nhức: Bạch cập, Thạch lựu bì, mỗi thứ 8g nghiền bột trộn với mật làm viên bằng hạt đậu xanh lần uống 3 viên với nước lá Ngải pha với tí dấm (Sinh Sinh Biên Phương).
+ Trị lưỡi sưng cộm lên như lưỡi ngỗng: dùng Bạch cập tán bột, tẩm sữa, đắp vào lòng bàn chân (Thánh Huệ Phương).
+ Trị phụ nữ tử cung sa: Bạch cập, Xuyên ô hai vị bằng nhau, nghiền nhỏ gói vào lụa 4g, đút vào trong âm hộ chừng 1 ngón trỏ, có cảm giác nóng trong bụng dưới thì rút ra, ngày làm một lần (Quảng Tế Phương).
+ Trị vết dao thương ch m đứt: Bạch cập, Thanh cao (nung) hai vị bằng nhau đắp vào chỗ đó có thể làm cho nhúm miệng (Thánh Huệ Phương).
+ Trị ra máu cam không cầm: Bạch cập tán nhỏ lấy nước trộn đắp ở giữa sơn căn, bên trong uống 4g (Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị phế ung, nôn ra máu: Bạch cập nghiền nhỏ uống lần 12g với nước cơm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phế bị hang lâu ngày không liền, ho ra máu mủ: Bạch Cập tán bột mịn, mỗi lần uống 10g với nước ấm trước khi đi ngủ. Trang Kiệt Thuần cho 13 bệnh nhân lao uống Bạch cập 9g, ngày 3 lần, phần lớn từ 1 đến 3 ngày hết ho ra máu (Độc Thánh Tán – Phúc Kiến Trung Y Dược Tạp Chí 1964, 9 (4) 32).û
+ Trị lao phổi trong đàm có tí máu: Bạch cập 8 phần, Tam thất 4 phần,tán bột, mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần với nước (Bạch Cập Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ho ra máu: Bạch cập 40g, Tỳ bà diệp 12g, Ngẫu tiết 20g, tán bột. Ngoài ra lấy A giao sao với Cáp phấn 12g, Nấu nước Sinh địa xong, trộn các vị thuốc ấy vào làm viên. Mỗi lần uống 8g, với nước (Bạch Cập Tỳ Bà Hoàn -Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị chứng phế ung, ho ra máu: Bạch cập 12g, Xuyên bối mẫu 6g, Bách hợp 12g, Dĩ mễ 20g, Phục linh 12g, Sắc uống. (Bạch Cập Thang – (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+Trị vết thương do t ngã, kim khí ch m: Bạch cập, Thạch cao (nung) 2 vị tán bột dán lên chỗ lở (Sinh Cơ Liễm Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).).
+ Trị gĩan phế quảùn, ho ra máu: Từ Tử Bình dùng Bạch cập trị 21 cas gĩan phế quảùn, ho ra máu: mỗi lần cho uống bột Bạch cập 2-4g, ngày 3 lần. 3 tháng là một liệu trình. Theo dõi 1-2 liệu trình, chứng ho, đàm đều giảm nhiều, hết ho ra máu (Sơn Đông Y Học Tạp Chí 1960, 10: 9).
+ Trị xuất huyết tiêu hóa trên: tác gỉa dùng bột Cầm Máu Số I (Nhi trà, Bạch cập, A giao, Vân Nam Bạch Dược) trị 140 ca có kết quả 133 ca, tỉ lệ 95%, thử phân, máu, chuyển sang âm tính bình quân 6, 1 ngày. Dùng bột Cầm Máu Số 2 (số 1 bỏ \/ân Nam Bạch Dược) trị 20 ca, 18 ca khỏi, 90% phân chuyển sang âm tính. Bình quân 4 ngày. Dùng bột Cầm Máu Số 3 (bột Cầm Máu Số 2 thêm Sâm Tam thất), trị 60 ca có kết quả 56 ca, tỉ lệ 93,3%, thử phân và máu thấy chuyển sang âm tính.
Bình quân 5,7 ngày. Phần lớn bệnh nhân hết chảy máu lâm sàng trong 1-3 ngày (Báo Cáo Của Khoa Nội Bệnh Viện Công Nông Binh Bắc Kinh, Tạp Chí Tân Y Dược Học 1978, 3:28).
+ Trị xuất huyết do loét dạ dày: Tlền Nhạc Niên dùng Bạch cập, Ôâ tặc cốt, mỗi thứ 2g, ngày uống 3-4 lần, trị 108 ca xuất huyết dạ dày, 3 ngày phân đen chuyển thành vàng 47,4%, 7 ngày chuyển mầu vàng 89 5%, phản ứng máu và phân chuyển sang âm tính sau 3 ngày 20, 6%, 7 ngày chuyển âm tính 76.4% (Tạp Chí Trung Y Giang Tô 1965. 11: 3).
+ Trị tiêu ra máu do rách hậu môn: Lương Thl dùng chất nhầy Bạch cập thêm vào bột Thach cao, chế thành cao Bach cập, trị 11 ca rách hậu môn ra máu, dùng gac tấm cao đắp vào vùng đau, mỗi ngày thay 1 lần trong 10- 15 ngày, theo dõi sau 3 tháng đều có kết quả. 9 ca sau, 1 gạclần đắp hết ra máu, đắp thuốc ngày thứ nhất và ngày thứ hai toàn bộ không đau hoặc gỉam đau nhiều, sau 6- 10 ngày, nhìn vết rách thấy lành (Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp Chí 1959, 7 (7): 661).
+ Trị phế ung (áp xe phổi) ho khạc ra máu: dùng Bạch Cập Thang (Bạch cập 12g, Xuyên bối 6g, Bách hợp 12g, Y dĩ 20g, Phục linh 12g sắc nước uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị thủng dạ dày tá tràng cấp: Truyền Bôi Bưu và cộng sự dùng Bạch cập trị chứng thủng dạ dày cấp 29 ca như sau: trước hết dùng ống dạ dày hút sạch dạ dày xong, rút ống cho uống nhanh bột Bạch cập với nước sôi nguội, không quá 90ml, sau 1 giờ uống 1 lẩn nữa như lần trước. Ngày thứ 2, lượng thuốc Bach cập mỗi lần 3g, ngày 3 lầân. Ngày đầu phải nhịn hoàn toàn, ngày thứ 2 uống ít nước và ăn lỏng, ngày thứ 3 chế độ bán lỏng. Kết quả khỏi 23 c, không kết quả phải mổ 1 ca, biến chứng áp xe dưới cơ hoành 1 ca, tử vong 4 ca (Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp chí 1963, 11(7): 511).
+ Trị bệnh lao: ‘Viện phòng trị bệnh lao Cẩm Châu đã trị 60 ca các loại lao phổi đã lờn thuốc chống lao, bằng thuốc chống lao thêm Bạch cập, kết quả tốt. Mỗi ngày uống bột Bạch cập 6g. Kết quả sau 3 tháng kiểm tra lại: khỏi lâm sàng 42 ca (chụp X quang phổi, vết tổn thương tiêu hoặc xơ hóa, hang liền miệng, đàm BK âm tính (-), tốc độ lắng máu bình thường, triệu chứng lâm sàng hết), tiến bộ rõ 13 ca, 2 ca không khỏi (Trung Quốc Phòng Lao Tạp Chí 1960, 2 .75).
1/2 là 15
ca, không kết quả 5 ca, tổn thương xơ cũ không thay đổi (Báo cáo của Triệu Quang Thanh (Trung Quốc Phòng Lao Tạp chí 1966, 7(3):209).
+ Ung nhọt đã vỡ, không được dùng Bạch cập chung vớùi thuốc có vị đắng, tính hàn (Bản Thảo kinh Sơ).
+ Chứng phế ung thời Kỳ đầu, phế vị có thực nhiệt cấm dùng. Nó gh t đá mài (L{ Thạch), Sợ hạt Mận (Lý Hạch), Hạnh nhân, Phản Ô đầu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Bạch cập vào kinh phế, có tác dụng chỉ huyết, trị phế ung, phế nuy, ung thư lở lo t, ác sang, đối với vết thương dao k o, bỏng lửa nước sôi, thuốc có tác dụng sinh cơ, chỉ thống, thổ huyết khó cầm, dùng bột uống với nước cơm có hiệu quả (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Bạch cập vị đắng, năng tiết nhiệt, vị cay năng tán kết, chứng ung thư đều do vinh khí không thông ứ tại cơ nhục sinh ra, bại thư thương âm thối thịt, đều do nhiệt huyết ứ sinh ra do đó phải dùng phép tiết nhiệt (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Rễ có sắc trắng mà lại mọc liên tiếp (cập) do đó có tên là Bạch cập (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Tính nó sáp và có tính thu lại, trị được bệnh ở phổi, các chứng thổ huyết, liền vết thương ở phổi, lành da, trị mửa ra máu, ho ra bỏng nóng, xuất huyết bên ngoài có thể tán bột trộn dầu mè đắp lên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bạch cập có tính sáp, trong sự phá có tính thu liễm, là thứ thuốc có tác dụng khử thối nát, trục ứ để sinh thịt mới. Dùng Bạch liễm, Hồng dược tử, thêm Long não, Xạ hương, Nhũ hương, Một dược để trị các chứng ung thư, sưng đau, giảm đau, tán kết, bài nồng rất thần hiệu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Chất liệu của Bạch cập có nhiều chất dính. Ung nhọt chưa mưng mủ, lấy thuốc đắp vào có thể thanh nhiệt, tiêu viêm. Ung nhọt đã vỡ, chấm rắc thuốc vào có thể thu miệng, lên da non.. trong nội khoa cũng thường dùng Bạch cập khi trị chứng phế ung đờm tanh hôi đã hết, hoặc phế lao, khan tiếng, tiếng rè, tạng phế bị hư tổn. Vị Bạch cập vừa thanh vừa bổ, tương đối có hiệu quả nhanh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Bạch cập vị đắng, ngọt, tính mát, chất rất nhầy, dính, sáp. Là thuốc chủ yếu trị Phế và Vị xuất huyết. Dùng bột mịn hòa nước uống tác dụng tốt hơn cho vào thuốc thang (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).