Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo (Bản Kinh), Mỹ thảo, Mật cam (Biệt Lục), Thảo thiệt
(Thiệt Tịch Thông Dụng Giản Danh), Linh thông (Ký Sự Châu), Diêm Cam thảo,
Phấn cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Điềm căn tử (Trung Dược
Chí), Điềm thảo (Trung Quốc Dược Học Thực Vật Chí), Phấn thảo (Quần Phương Phổ), Bổng thảo (Hắc Long Giang Trung Dược), Cam thảo bắc (Dược Liệu Việt Nam).
Cam có nghĩa là ngọt, thảo là cây cỏ. Cam thảo là cây có vị ngọt, vì vậy được dùng để gọi tên.
Glycyrrhiza uralensis Fisch.
Họ Cánh Bướm (Fabaceae).
Cam thảo lâu năm cao từ 0,5-1m, nhẵn, mọc đứng khỏe, có gốc hóa mộc, có thân bò kéo dài, lá kép lông chim gồm 4-8 đôi lá chét hình bầu dục hoặc thuôn, nguyên hơi dính ở mặt dưới, lá kèm rất nhỏ. Hoa màu xanh lơ hoặc tím, hơi nhỏ, nhiều, thành chùm dạng bông hình trụ, trên những cuống ở nách chỉ bằng nửa của lá. Đài có lông tuyến, hình ống, gù lên ở gốc, có hai môi chia 5 răng hơi không đều, hình mũi mác dài hơn ống, cánh cờ dựng lên, thuôn, dài hơn các cánh bên. Nhị hai bó (9+1). Bầu không cuống, 2 đến nhiều noãn, đầu nhụy nghiêng. Quả cong rất dẹt, mặt quả có nhiều lông. Hạt 2-4, hình lăng kính.
Hiện nay ở Hoa bắc, Tây bắc, Đông bắc Trung Quốc đều có xản xuất nhiều và chất lượng tốt hơn cả, nhất là Dân Cần, Khánh Dương, Trấn Nguyên tỉnh Cam Túc, Dân Biên tỉnh Thiểm Tây, Dương Cao, Ôn Minh tỉnh Sơn Tây, Kiến Bình, Bắc Tiêu, Phú
Tân tỉnh Liêu Ninh, chuyên khu Bạch Thành tỉnh Cát Lâm, Triệu Châu, An Đạt tỉnh Hắc Long Giang, chuyên khu Trương Gia khẩu tỉnh Hà Bắc và ở Thanh Hải, Tân Cương sản xuất rất nhiều (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Cây đã được di thực trồng ở miền bắc Việt Nam.
Vào tháng 2-8 đào rễ phơi khô, mùa thu đông tốt hơn. Sau khi đào về xếp thành đống, để cho lên hơi men làm cho rễ có màu vàng sẫm hơn cho đẹp.
Rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô (Radix Glycyrrhizae).
Rễ cam thảo hình trụ tròn không phân nhánh, thẳng, dài khoảng 30cm, đường kính 0,8-2cm. Mặt ngoài màu nâu đất hay đỏ nâu, có nhiều nếp nhăn dọc và lỗ vỏ nằm ngang lồi lên, lưa thưa có vết của rễ con. Mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang màu vàng nhạt, để lộ lớp bần mỏng, tầng sinh gỗ và tia tủy tỏa tròn. Mùi đặc biệt, vị ngọt dịu (Dược Tài Học).
+ Khi dùng Cam thảo nếu dùng rượu tẩm chưng từ giờ tỵ (9-11g) đến giờ ngọ (11 – 13g) rồi lấy ra phơi nắng, gĩa nát để dùng (Lôi Công Bào Chích Luận) hoặc xắt lát lấy sữa tẩm rồi sao giòn, đỏ, vàng mà dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Chích Cam thảo đều dùng nước chảy dòng sông sao tẩm đến khi nóng vàng, khử đỏ đi là được hoặc dùng nước tương sao nóng, không có sữa tô để sao thì chưng với rượu (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Theo kinh nghiệm bào chế của Trung Quốc ngày xưa có 3 cách thức:
Cách dùng: Dùng sống có tác dụng thanh hỏa trong những chứng đau họng, đinh nhọt. Dùng chích (sao mật) có tác dụng bổ trung chữa những chứng Tỳ hư ỉa lỏng, vị hư khát nước, phế hư mà ho. Tẩm mật sao có tác dụng nhuận bổ.
Để nơi khô ráo, kín gió.
+ Trong Cam Thảo có Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, Uralenic acid, Liquiritigenin, Isoliquitigrenin, Liquiritin, Neoliquiritin, Neoisoliquiritin, Licurazid (Trung Dược Học).
+ Glycyrrhizin, 18b-Glycyrrhetic acid, Glucuronic acid, Glycyrrhizic acid (Lâu Chi Sầm, Dược Học Học Báo 1954, 2: 121).
+ Uralsaponin (Trương Như [, Dược Học Học Báo 1986, 21)7): 510).
+ Licorice-Saponin A3, B2, C2, D3, E2, F3, G2, H2, J2, K2 (Lsao Kitagawa và cộng sự, Chem Pharm Bull 1988, 36 (9): 3710).
+ Liquiritigenin, Liquiritin, Isoliquiritigenin, Isoliquiritin, Neoliquiritin, Neoisoliquiritin (Litvinenko V I và cộng sự, C A 1956, 62: 8286b).
+ Tác dụng giải độc: Thuốc có tác dụng giải độc đối với rất nhiều loại thuốc và độc tố, như Chloralhydrat, Physostigmin, Acetylcholin, Pilocarpin (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Giải các loại Barbituric, Histamin (Trung Dược Học).
+ Tam Hảo Anh Phu báo cáo: Muối Kali và Canxi của axit Glyxyrizic có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của Bạch hầu, chất độc của cá, lợn, nọc rắn, hiện tượng choáng (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Cửu Bảo Mộc Hỉến và Tinh Kỳ Hòa Tử (Nhật Bản 1954) đã báo cáo chất Glyxyrizin có khả năng giải độc ngộ độc do Stricnin. Các tác giả còn cho biết khả năng giải độc của Cam thảo có liên quan đến sự thủy phân Glyxyrizin ra axit Glycuronic (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Năm 1953, Otto Gessner và năm 1956, Từ Tá Hạ, Diệm Ứng Cử và Bi Tây Bình báo cáo trong Trung Hoa Y Học tạp chí (8: (755-766) là Cam thảo có tác dụng giải độc đối với độc tố uốn ván (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Chất Glyxyridin có tác dụng chống các hóa chất gây ung thư gan, có tác dụng bảo vệ gan chống các loại thuốc hại gan như Carbon tetra chloride… Chất Glyxyridin còn có tác dụng hút các chất độc nhưng Cam thảo không có tác dụng giải độc với Atropin,
Mocphin, Stibium, lại có tác dụng tăng độc tính nhẹ đối với Ephedrin và Adrenalin (Trung Dược Học).
+ Tác dụng chỉ khái, hóa đàm: Tác dụng chỉ khái có quan hệ đến thần kinh trung ương, Cam thảo kích thích xuất tiết của hầu họng và khí quản, làm cho loãng đàm (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng như loại Cocticoit: Cam thảo có tác dụng giữ nước và muối NaCì trong cơ thể, bài thải Kali gây phù, làm tăng huyết áp (Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1956, 42 770-773) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Tác dụng chống lo t đường tiêu hóa: Trên thực nghiệm súc vật, cao lỏng, nước chiết xuất Cam thảo đều có tác dụng chống loét, ức chế tiết axit dịch vị do có tác dụng ức chế Histamin, làm vết loét chóng lành (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Tác dụng chống co thắt đốí với cơ trơn ống tiêu hóa (Dược Học Học Báo 1963, 10 (11): 688-698).
+ Năm 1956, H. Berger và H. Holler đã thí nghiệm so sánh nước Cam thảo với tác dụng của Papaverin clohydrat thì thấy kết quả là l/450 và l/3100 (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Tác dụng nội tiết tố dục tính: Năm 1950, Christopher H. Costello (J. Amer Pharmaceut ASS) đã báo cáo trong Cam thảo có chất tác dụng như nội tiết tố dục tính đối với âm đạo chuột bạch (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Tác dụng kháng khuẩn: Cồn chiết xuất Cam thảo và Glycuronic acid (in vitro) có tác dụng ức chế các loại tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, trực khuẩn Coli, Amip và Trichonomas. Cam thảo còn có tác dụng kháng viêm, thành phần kháng viêm chủ yếu là Glycirisin và Glycuronic acid. Trên mô hình gây phản ứng dị ứng cho chuột Hà Lan, thuốc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau. Các tác giả cho rằng tác dụng kháng viêm và chống dị ứng của thuốc là do tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, kháng Histamin và làm giảm tính phản ứng của tế bào đối với kích thích (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với khả năng thực bào của tế bào thực bào ổ bụng của chuột nhắt nếu chuột ở trạng thái bị kích thích, tức là khả năng đề kháng của cơ thể yếu, Cam thảo có tác dụng làm tăng khả năng thực bào; Còn nếu chuột ở trạng thái yên tĩnh thì thuốc lại có tác dụng ức chế. Điều này cho thấy tác dụng bổ của Cam thảo xẩy ra khi cơ thể suy yếu, còn lúc khỏe thì ảnh hưởng không tốt. Một chất chiết xuất từ Cam thảo gọi là LX (là một Glucoprotein khác với Glycuronic acid) chích vào tĩnh mạch chuột nhắt sẽ làm giảm số tế bào có tác dụng miễn dịch và sinh kháng thể, tức là ức chế tác dụng miễn dịch (Trung Dược Học).
+ Glyxyrisin của Cam thảo có tác dụng làm hạ mỡ rõ rệt, nhưng không có tác dụng phòng xơ mỡ động mạch (Trung Dược Học).
+ Cam thảo cùng dùng với Sài hồ có tác dụng chống thoái hóa mỡ ở gan (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Cam thảo còn có tác dụng giải nhiệt, chống lợi niệâu và trên thực nghiệm có tác dụng chống rối loạn nhịp tim (Trung Dược Học).
Độc tính: Độc tính của Cam thảo rất thấp. Cao lỏng Cam thảo cho chuột lớn và thỏ uống trong 40 ngày theo dõi nhiễm độc bán cấp, đã phát hiện cân nặng tăng, tuyến thượng thận hơi teo và chức năng giảm. Cam thảo uống liều cao xuất hiện bụng đầy, k m ăn và rối loạn tiêu hóa. Chất thủy phân Glyxyrisin có tác dụng dung huyết (Trung Dược Học).
+ Có tác dụng trị bênh Addison vì trong Cam thảo có acid Glycyretic cấu tạo gần như Cortison vì thế có tác dụng trên sự chuyển hóa các chất điện giải, giữ Natri và Clorua trong cơ thể, giúp sự bài tiết Kalium (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Việc phối hợp liều nhỏ Cimetidine và Cam thảo đã loại trừ Glycyrrhizin, thí nghiệm trên tổn thương niêm mạc dạ dày, đã làm giảm độc tính của Cimetidin và có tác dụng tốt điều trị loét dạ dày, tá tràng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh).
+ Không độc (Biệt Lục).
+ Sống: vị ngọt, tính bình; Chích: vị ngọt, tính ôn (Trân Châu Nang).
+ Vị ngọt, tính bình, không độc [sau khi sao với mật thì có tính ấm+ (Trung Dược Học).
+ Vào kinh túc Quyết âm Can, túc Thái âm Tỳ, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Tâm, Tỳ (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Kiện cân cốt, trưởng cơ nhục, bội lực, giải độc (Bản Kinh).
+ Ôn trung, hạ khí, chỉ khát, thông kinh mạch, lợi khí huyết, giải độc bách dược (Biệt Lục).
+ An hồn, định phách, bổ ngũ lao, thất thương, thông cửu khiếu, lợi bách mạch, ích tinh, dưỡng khí (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Thông hành 12 kinh, có thể ích khí, hoãn cấp, giải độc, nhuận phế (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bổ trung, ích khí, nhuận Phế, chỉ khai, hoãn cấp, chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc (Trung Dược Học).
+ Trị Tỳ vị suy nhược, Táo nhiệt thương tổn tân dịch, ho khan, họng đau, họng viêm, đinh nhọt sưng độc, trúng độc, Cam thảo sảo (Mút cam thảo) cầm được tiểu đau rát (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị Tỳ Vị hư yếu, Tâm khí hư, mạch Kết, mạch Đại, ho suyễn, họng sưng đau, giải độc thuốc, thức ăn, đau cấp, hoãn (Trung Dược Học).
+ Tỳ vị thấp trệ mà trong bụng đầy ứ thì cấm dùng (Trung Dược Học).
+ Phản Đại kích, Cam toại, Nguyên hoa, Hải tảo (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Ghét Viễn chí, kỵ thịt heo có thể làm yếu sinh l{, không nên ăn với cá biển (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Bạch truật, Khổ sâm, Can tất làm sứ cho nó (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Thấp thịnh (bụng đầy, nôn, phù trướng…): không nên dùng (Trung Dược Học).
+ Trường hợp muốn lợi tiểu, trừ thấp, thông hạ cần có tác dụng thì nhanh không nên phối hợp với Cam thảo (Trung Dược Học).
+ Trị di chứng sau khi thương hàn, do huyết hư làm cho tâm hay hồi hộp: Chích thảo 80g sắc với 3 thăng nước sắc còn 1 thăng rưỡi, uống nóng, ngày 2 lần (Thương Hàn Luận).
+ Trị tâm khí huyết bất túc sinh chứng mạch Kết mạch Đại (rối loạn nhịp tim): Chích Cam thảo 16g, Thục đỉa 30g, Mạch môn, A giao, Ma nhân, Đảng sâm, Quế chi mỗi thứ 12g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng kiện Tỳ dưỡng tâm, ích khí, bổ huyết (Chích Cam Thảo Thang (Phục Mạch Thang): Thương Hàn Luận).
+ Trị họng đau do phế nhiệt, có đàm, dùng Cam thảo sảo 80g, Cát cánh (tẩm 1 đêm với nước mã, 40g, mỗi lần uống 20g, 1 chén rưỡi nước bỏ nửa cân A giao vào sắc uống (Tiền Ất Chân Quyết Phương).
+ Trị Phế nuy, hay chảy ra nhiều nước dãi, hoặc mửa ra dãi nhớt, váng đầu, hoa mắt, tiểu nhiều lần nhưng không ho là do trong phế bị hàn: Cam thảo chích 160g, Can khương sao 80g, 3 ch n nước sắc còn 1 ch n rưỡi, chia ra uống nóng (Cam Thảo Can Khương Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị trẻ em cấm khẩu: Cam thảo sống 10g, sắc với 1 ch n nước còn 7 phân, uống nóng, đợi khi mửa đàm nhớt ra thì nhỏ sữa vào miệng (Kim Qũy Phương).
+ Trị trẻ nhỏ trúng độc: Cam thảo 20g, sắc với 1 ch n nước còn 5 phân, uống khi nào mửa thì thôi (Kim Quỹ Phương).
+ Trị ăn trúng phải vật độc chưa biết loại gì, trước hết chưa có thuốc thang gì nên sắc Cam thảo với Tề ni cho uống (Kim Quỹ Phương).
+ Trị say cà độc dược làm bệnh nhân cuồng loạn như trúng gió hoặc mửa, dùng Cam thảo sắc uống để giải (Kim Quỹ Phương).
+ Trị âm đầu lở: Cam thảo sao, tán bột, xức vào nhiều lần là khỏi (Thiên Kim Phương).
+ Trị ngộ độc thị trâu hay bò: Cam thảo sắc uống hoặc nấu rượu thì mửa hoặc hạ là tốt, nếu khát nước đừng uống, uống vào thì chết (Thiên Kim Phương).
+ Trị hăm ngứa dưới bộ hạ: Cam thảo, sắc rửa hàng ngày 3-5 lần (Cổ Kim Lục Nghiệm Phương).
+ Trị da thịt nứt nẻ vì lạnh: sắc nước Cam thảo rửa, rồi lấy Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, tán bột, trộn dần vào một chút Kinh phấn, xức vào (Đàm Dã Ông Thí Hiệu Phương).
+ Trị ho lâu năm vì phế nuy, chảy nước dãi đờm ra nhiều, xương cốt bải hoải, khi nóng khi lạnh: Cam thảo 120g nướng, tán thành bột, mỗi lần uống 4g với nước tiểu trẻ con (Quảng lợi phương).
+ Trẻ em ho nhiệt: Cam thảo 80g ngâm nước mật heo 5 đêm, sao khô, tán bột viên mật ong bằng hạt đậu xanh, uống mỗi lần 10 viên với nước sắc Bạc hà, sau khi ăn (Lương Cách Hoàn – Thánh Huệ Phương).
+ Trị lưỡi sưng nghẹt cả miệng: Cam thào sắc thật đặc, uống nóng, làm thế nào cho mửa ra được (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị trẻ sơ sinh bí tiểu, bí đại tiện: Cam thảo, Chỉ xác mỗi thứ 4g sao sắc với nửa ch n nước (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).
+ Trị trẻ nhỏ đái dầm: Cam thảo sắc uống hằng đêm (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
+ Trị trẻ nhỏ đái ra máu: Cam thảo 40g sắc với 2,6 ch n nước sắc còn 2 chén, liều này dùng cho trẻ con 1 tuổi uống trong ngày (Diêu Hòa Chúng Chí Bảo phương).
+ Trị trẻ nhỏ gầy ốm: Cam thảo 120g, sao đen tán bột, trị người lớn gầy gò, ốm o dùng Cam thảo 120g (sao), mỗi sáng lấy nước tiểu trẻ con đun sôi uống (Mai Sư phương).
+ Trị xích bạch lỵ: Cam thảo một thước (tàu), xắt ra, sắc với một thăng nước tương còn 7 ch n, uống (Mai Sư phương).
+ Trị trẻ em trong tháng mắt mở không ra: Cam thảo 4g, sao với nước mật heo rồi tán bột, uống một chút với nước cơm (Ấu Ấu Tân Thư).
+ Trị lở miệng do Thái âm, dùng Cam thảo 2 tấc, Bạch phàn một miếng lớn, nhai nuốt nước (Bảo Mệnh Tập).
+ Trị ung thư, phát bối: Cam thảo 120g, gĩa nát, bột Đại mạch 360g, trộn đều lấy một chút sữa trộn vào, thêm nước, nhồi thành bánh úp rộng hơn nơi chỗ đau, lúc bánh còn nóng nhưng phải lót giấy mỏng hoặc lụa trên mụn, chưa ung mủ sẽ tan đi, nếu có mủ sẽ vỡ, trong lúc đó nấu cháo Hoàng Kỳ ăn lại càng hay (Hải Thượng Tập Nghiệm Phương).
+ Trị ung thư bị bít tắc không mở miệng: Cam thảo sống 8,5g sắc uống với nước giếng có thể sơ thông được chất độc xuống dưới (Trực Chỉ Phương).
+ Trị vú mới phát sưng: Chích thảo 8g, sắc với nước mới múc lên sắc uống, đồng thời phải mượn người bú vú cho mau nhẹ (Trực Chỉ Phương).
+ Trị đinh nhọt khi phát sốt: dùng những đốt Cam thảo đã phơi khô, tán bột uống 1-8g với rượu nóng, uống liên tục thì đau nóng đều bớt (Ngoại Khoa Tinh Yếu Phương).
+ Trị dưới âm hộ sinh mụn gọi là Huyền ung, sinh ở trước hoặc sau hậu môn, mới đầu lớn như hột ngô, lần lần bằng hạt sen, sau 10 ngày sưng đỏ như trái đào vỡ mủ, thì khi ấy trị rất khó: Cam thảo loại có vằn chỉ ngang 40g, cắt dài chừng 4 tấc, lấy nước ở lòng khe (không dùng nước sông hay giếng) sắc lửa nhỏ, cứ tẩm nước ấy sao dần dần như thế từ sáng tới trưa rồi lấy ra, cắt ra thấy trong ruột có nước trong là được, rồi tán bột, dùng 2 ch n rượu sắc còn 1 chén uống nóng, liên tục 10 ngày là được (Lý Tấn Ung Thư Phương).
+ Trị phỏng nóng: nước Cam thảo tẩm mật xức vào (Lý Lâu Kỳ Phương).
+ Trị ngộ độc của thuốc, độc của trùng: Cam thảo tiết, lấy dầu mè tẩm (lâu năm càng tốt) khi dùng nhai nuốc hoặc sắc uống (Trực Chỉ Phương).
+ Trị ngộ độc của thuốc, độc của trùng: Dự tri tử, Quán chúng với Cam thảo, trị tất cả các loại trùng độc (Trực Chỉ Phương).
+ Trị khí hư, huyết yếu, hồi hộp, mệt ngực, tự ra mồ hôi, mạch Kết Đại: Chích cam thảo 16g, Thục địa 32g, Mạch đông, A giao, Ma nhân, Đảng sâm, Quế chi, mỗi thứ 12g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 trái, sắc uống (Chích Cam Thảo Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị họng đau, bụng đau do nhiệt thương tổn tân dịch, tay chân đau nhức co quắp: Cát Cánh Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đau nhức, gân mạch co quắp:Bạch thược,Cam thảo mỗi thứ 12g, sắc uống (Thược Dược Cam Thảo Thang – (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trúng độc nông dược, thực vật, nhọt độc, dương vật lở lo t, sưng độc mới phát: Cam thảo 20g (dùng sống), sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Cam thảo, Phòng phong mỗi thứ 40g sắc uống trị trúng độc Thủy mãng thảo, Độc đàm. Hoặc kết hợp với đậu xanh sắc uống trị trúng độc thuốc nông nghiệp (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Ngoài ra vị Cam thảo dùng vào các bài thuốc có thể giảm hoặc làm hoãn giải độc tính hoặc làm điều hòa các vị thuốc khác, đồng thời làm cho các vị thuốc không cùng tính chất được hiệp điều lại với nhau. Như bài “Tứ nghịch thang” (xem: Phụ tử) Cam thảo có tác dụng Hòa hoãn tính ấm nóng của phụ tử, Càn khương: Bài: Điều vị thừa khí thang (Xem: Mang tiêu), trong đó Cam thảo được dùng làm thuốc hoà hoãn sự hạ mạnh (xổ) của Đại hoàng, Mang tiêu; “Tiểu Sài Hồ Thang” (Xem: Sài hồ) trong đó Cam thảo làm cho tính hàn của Sài hồ, Hoàng cầm, cùng với tính ấm của Bán hạ, Đảng sâm được quy về hiệp điều quân bình. Vị Cam thảo dùng trong thuốc bổ thì bổ ích, dùng trong thuốc mát (lương) thì tả nhiệt, dùng trong thuốc nhuận thì dưỡng âm. Vì thế ngoài thuốc chính để trừ một số bệnh tật ra, thông thường người ta còn dùng nhiều tác dụng để bổ trợ, quân bình v.v (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Trị các chứng viêm nhiễm: Ung nhọt sưng.tấy, họng sưng đau, tuyến vú viêm, phế ung (apxe phổi), chàm lở, miệng 1ở. . . dùng sinh Cam thảo. Thường phối hợp với các
loại thuốc thanh nhiệt, giải độc như trị ung nhọt, dùng với Bồ công anh, Kim ngân hoa liên kiíu, trị họng sưng đau, thêm Cát cánh, Huyền sâm, Ngư tinh thảo, Sơn đậu căn, Xạ can, Ngưu bàng tử.. . (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Trị bệnh Addisson: Diệp Duy Pháp và cộng sự dùng: Uống nước sắc Cam thảo, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3-5ml (có thể dùng 8-10ml, uống 25-40 ngày. Chỉ dùng Cam thảo 33 ca, dùng thêm Cocticoit 16 ca, đều có kết quả, nhẹ thì dùng Cam thảo, nặng có thể bớt lượng Cocticoit (, Đại học Y Khoa Bạch Cầu n Học Báo, 1978, 4: 54).
+ Trị loét dạ dày, hành tá tràng: Mỗi lần uống cao lỏng Cam thảo 15ml, ngày 4 lần,
liền trong 6 tuần, trị 100 ca có kết qủa tốt 90%, kiểm tra X-quang 58 ca, 22 ca hết ổ loét, 28 ca chuyển biến tốt (Trung Hoa Nội khoa Tạp Chí 1960, 3: 226).
+ Dùng chế phẩm Cam thảo có 5% kẽm (Zinc), Dược lý chứng minh có chống loét, dùng trị 247 ca loét, uống ngày 3 lần, mỗi lần 0,25-O,5g, có kết quả trên 90% (Thông Báo Dược Học 1987, 3: 150).
+ Trị lao phổi: Mỗi ngày dùng Cam thảo sống 18g, sắc còn 150ml chia 3 lần uống 30-90 ngày, kết hợp thuốc chống lao trị 55 ca, 23 ca kết quả tốt, 32 ca tiến bộ, không có ca nào xấu đi (Y Dược Giang Tây 1965, 1: 562).
+ Trị viêm gan: Trị viêm gan B mạn tính, dùng viên Cam thảo Glyxirisin, trị 330 ca có kết quả 77%, tỷ lệ kháng nguyên E chuyển âm tính 44,8%. Thực nghiệm chứng minh thuốc làm giảm thoái hóa mỡ và hoại tử tế bào gan, giảm phản ứng viêm của tổ chức gian bào, tăng tế bào gan tái sinh, hạn chế sự tăng sinh của tổ chức liên kết, nhờ đó mà giảm tỷ lệ xơ gan (Thông Báo Trung Dược 1987, 9: 60).
+ Trị rối loạn nhịp tim: Dùng Cam thảo sống, Chích cam thảo, Trạch tả, mỗi thứ 30g, mỗi ngày l thang, sắc chia sớm tối 2 lần uống. Trường hợp bất thường ra mồ hôi, bầt
rứt mất ngủ, tự cảm thấy nóng lạnh thất thường, uống truớc bài Quế Chi Gia Long Cốt Mẫu Lệ Thang rồi uống thuốc này. Trị 23 ca loạn nhịp thất đều kết quả tốt, ca uống ít là 3 chén, nhiều là 12 chén thì hết triệu chứng, điện tâm đồ trở lại bình thường (Học Báo Học Viện Trung Y Bắc Kinh 1983, 2: 24).
+ Trị lưng đau, chân đau: trị 27 ca đau cấp và mạn tính, dùng Thủy châm huyệt vùng đau 4ml dịch Cam thảo 300%, cách nhật, 4-7 lần là một liệu trình, đối với bệnh cấp 1 liệu trình, bệnh mạn 2 liệu trình. Kết quả 20 ca hết đau, vận động tốt, 7 ca giảm hoặc cơ bản hết triệu chứng (tạp chí Trung Y Triết Giang 1980, 2: 60).
+ Trị cơ cẳng chân run giật: Dùng cao 1ỏng Cam thảo, người lớn mỗi một lần 1015ml, ngày 3 lần, trong 3-6 ngày, trị 254 ca, có kết quả rõ rệt 241 ca, tỷ lệ 94,8% (Ngoại Khoa Trung Hoa Tạp Chí 1960, 4: 354).
+ Trị xuất huyết do giảm tiểu cầu: Mã Trọng Lân trị 8 ca giảm tiểu cầu nguyên phát, 5 ca mỗi ngày dùng Cam thảo 30g, 3 ca mỗi ngày 15g, sắc chia 3 lần uống, phần lớn
dùng 2-3 tuần. Kết quả tốt 3 ca, có kết quả 4 ca, tiến bộ 1 ca. Toàn bộ bệnh nhân sau khi dùng thuốc 3-4 ngày hết chảy máu, sau 4-10 ngày, các điểm xuất huyết lặn hết (Trung Hoa Nội khoa Tạp chí 1981, ll: 704).
+ Trị nhiễm độc thức ăn: Cam thảo (sống) 9-15g, sắc nước chia 3-4 lần, uống trong 2 giờ, một số rất ít có sốt, thêm bột Hoàng liên 1g trộn với nước thuốc uống, trường hợp nhiễm độc nặng dùng Cam thảo 30g sắc cô còn 300ml, mỗi 3-4 giờ thụt dạ dày 100ml và rửa dạ dày, truyền dịch (Cam Thảo Điều Trị 454 Ca Nhiễm Độc Thức Ăn, Hoàng Nhuệ Thương -Tân Trung Y Tạp Chí 1985, 2: 34).
+ Trị ăn phải độc quả Bồ hòn 55 ca, ăn độc quả Lệ chi núi 197 ca, nhiễm độc thịt vịt quay không sạch 204 người, đều có kết quả tốt (Cam Thảo Điều Trị 454 Ca Nhiễm Độc Thức Ăn, Hoàng Nhuệ Thương -Tân Trung Y Tạp Chí 1985, 2: 34).
+ Trị đái tháo nhạt: Mỗi lần uống 5g bột Cam thảo, ngày uống 4 lần, trị 2 ca kết quả rất tốt (Báo Cáo Của Anh Hồng, Tạp Chí Nội Khoa Trung Hoa 1959, 12: l169).
+ Trị họng viêm mạn: Dùng Cam thảo sống 10g ngâm nước sôi uống như nước trà, hết ngọt bỏ đi, uống liên tục cho đến hết triệu chứng. Kiêng ăn cá, ớt, đường. Bệnh nhẹ uống 1-2 tháng, nặng uống 3-5 tháng, đã trị 38 ca, khỏi 34 ca, tốt 4 ca (Tống Viễn Trung, Cam Thảo Ẩm Trị Họng Viêm Mạn, Học Viện Trung Y Vân Nam Học Báo 1983, l: 20).
+ Trị tuyến vú viêm cấp: Dùng Cam thảo (sống), Xích thược, mỗi thứ 30g, mỗi ngày 1 thang, sắc uống liên tục, uống 1 – 3 thang. Trị 27 ca tuyến vú viêm cấp (chưa làm mủ), kết quả tốt (Thi Vĩnh Phát, ‘Cam Xích Thang’ Trị Tuyến Vú Viêm Cấp, Tạp Chí Y Dược Hồ Nam 1976, 2: 58).
+ Trị tĩnh mạch viêm tắc: Cao lỏng Cam thảo mỗi ngày 15ml, hoặc Cam thảo 50g (giảm lượng tùy bệnh), sắc phân 3 lần, uống trước bữa ăn. Đã trị 3 ca có 1 ca do có việc nên tiến bộ phải ra viện còn các ca khác đều khỏi. Các triệu chứng đau, phù và nổi tĩnh mạch tại chỗ đều hết (Trương Thạch Sanh, Quan Sát Kết Quả Điều Trị Viêm Tắc Tĩnh Mạch Bằng Cam Thảo, Tạp Chí Ngoại Khoa Trung Hoa 1959, 7: 656).
+ Trị chứng da nứt: Cam thảo 50g ngâm cồn 75% 200ml, sau 24 giờ, bỏ xác, cho
Glycerine 200nl, lúc dùng, rửa sạch chỗ nút, bôi thuốc vào. Đã trị 100 ca, theo dõi 50 ca trong 2 năm không tái pbát 36 ca, 1 năm không tái phát 11 ca, 3 ca không kết quả (Lý Cảnh Dục, Cam Thảo Ngâm Cồn Trị Da Nứt, Báo Tân Y học 1974, l: 45).
+ Trị bao tủ đau, bao tử loét: Cao Cam thảo 0,03g, bột Cam thảo 0, lg, Natri
Bicarbonat 0, 15g, Magiê carbonat 0,2g, Bitmutnitrate basic 0,5g, bột Đại hoàng O,02g, Tá dược vừa đủ 1 viên. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-4 viên (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị bao tử loét: Cao Cam thảo 2 phần, nước cất l phần, hòa tan, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thià nhỏ, không uống lâu quá 8 tuần lễ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị các chứng mụn nhọt, ngộ độc: Cao Cam thảo mềm, ngày uống 1-2 thià nhỏ.
+ Cam thảo giải được độc của hằng trăm thứ thuốc dễ như dội nước sôi trên tuyết, tức khắc tuyết tan ra ngay, người trúng độc Ô đầu, Ba đậu thì Cam thảo vào tớibụng thì giải được rồi hiệu nghiệm như trở bàn tay, ngày xưa gọi là nước Đại đậu, giải được độc của bách dược. Đã từng nghiên cứu mà chẳng bao giờ là không có hiệu nghiệm. Ta khen Cam thảo nên mới làm ra bài ‘Cam Thảo Thang’, bài đó đã được thực nghiệm, hiệu quả lạ lùng (Thiên Kim phương).
+ Cam thảo chữa được những chứng lạnh trong bụng, động kinh, bụng đầy, bổ ích ngũ tạng, chứng nội thương thận khí làm hai dịch hoàn không xẹp xuống được, phụ nữ bị rong kinh sinh ra đau mỏi lưng, nếu bệnh hư mà nóng nhiều thì dùng nó nhiều hơn (Đường Nhân Quyền).
+ Cam thảo an hồn định phách, bổ được những chứng ngũ lao thất thương và tất cả những chứng thương tổn, sợ sệt buồn phiền, hay quên, tính nó thông được cửu khiếu, lợi được trăm mạch, ích tinh, dưỡng khí, làm khỏe mạnh gân xương (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Vị đắng thì tả, cay thì tán, chua thì thu, mặn thì nhuận xuống mà thu liễm, ngọt thì đi lên mà phát ra. Thế mà trong sách bản thảo lại nói Cam thảo hạ được khí là { làm sao? Thưa, vì vị nó ngọt, dễ lọt vào bên trong, nó có thể lên cũng được mà xuống cũng được, có thể nổi hoặc chìm đều được, cũng có thể ở trên mà cũng có thể ở dưới, ở ngoài cũng như có thể ở trong, có thể hòa, có thể hoãn, có thể bổ mà cũng có thể tả cũng được. Đó là vị thuốc nói theo lẽ trung dung, nó nhuận theo sự mềm dẻo, thật là hết chỗ nói vậy. Cho nên Thánh y Trọng Cảnh làm bài “Phụ Tử Lý Trung Thang” phải có Cam thảo vào vì sợ Phụ tử vượt thoát lên trên quá, dùng Cam thảo mục đích là để hòa hoãn cho vừa lui lại. Bài (Điều Vị Thừa Khí Thang) cũng phải dùng đến Cam thảo vì sợ nó hạ quá mạnh, đó là có { làm cho nó hòa hoãn lại (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Cam thảo dùng sống thì có tác dụng tả hỏa, thoái nhiệt; dùng chín thì đánh tan được chứng biểu hàn. Trị được chứng họng đau, trừ được tà nhiệt, hòa hoãn được chính khí, nuôi được âm huyết, bổ Tỳ Vị và nhuận Phế. Lại nói rằng Cam thảo có khí bạc mà vị hậu có thể lên mà cũng có thể xuống, đó là vị thuốc âm trong dương vậy. Vì dương bất túc thì bổ nó bằng vị ngọt, chính những vị ngọt, tính ấm đó lại trừ được đại nhiệt, vì vậy Cam thảo dùng sống thì khí bình, có thể bổ được Tỳ Vị, lúc không đủ sức, có thể tả được tâm hỏa, khí hữu dư. Cam thảo nếu dùng chích thì khí nó hơi ấm, có thể bổ được nguyên khí của tam tiêu mà lại hay tán được chứng biểu hàn, trừ được tà nhiệt, cho nên những chứng Tâm hỏa thừa lúc hư ấy nó vào Tỳ kinh làm ra chứng đau bụng quặn thắt, co quắp lại. Gặp trường hợp này, nên dùng Cam thảo gấp bội rất hay. Vì chính ra là khí của nó là hay hoãn được những cái gấp mà lại khéo ủy khúc để hòa hợp mọi thứ thuốc khác nữa làm cho các vị khác không còn cạnh tranh nhau nên thuốc nóng mà gặp nó thì giảm nóng, lạnh mà gặp nó thì giảm lạnh. Nếu cả nhiệt lẫn hàn lộn xộn thì nó điều hòa lại được (Dụng Dược Pháp Tượng).
+ Cam thảo dùng sống thì vào kinh túc Quyết âm, túc Dương minh, thanh được những huyết ô trọc, tiêu tán được chỗ sưng và giải độc (Bản Thảo Bổ Di).
+ Cam thảo giải được độc cho trẻ nhỏ, có tác dụng giáng hỏa, giảm đau, hình nó bên ngoài màu đỏ, bên trong vàng, như vậy là màu của nó bao gồm cả quẻ Khôn và quẻ Lỵ vậy. Vị đạm, khí bạc hoàn toàn là nhờ cái đức của đất mà sinh ra, vì thế nó có tính cách hòa hợp được các loại thuốc. Đó là vị thuốc có công lớn như một vị nguyên lão, trị được các thứ lệch lạc, mất quân bình của các thứ bệnh, có nghĩa nó cũng được ví như người được giáo hóa theo đúng đường lối vương đạo rồi đó. Cam thảo thật là một vị thuốc ví như một ông tướng giỏi cho việc hòa bình (Bản Thảo Cương Mục).
+ Cam thảo vị ngọt, tính bình, dùng sống thì mát, dùng chín thì ấm. Cổ nhân nói tính nó gặp người có chứng hỏa thì nó tả đi, cũng do tính hỏa vốn cấp bách, dùng Cam thảo để mượn nó có vị ngọt để hoãn sức dương hỏa bốc lên. Dùng Cam thảo sống thì tính nó mát, nó tả được tính làm hại do hay đốt cháy (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Cam thảo mùa xuân mới thấy mầm non, sang hè còn nhiều lá, mùa thu có hoa, mùa đông có quả. Vì vậy trong một năm bốn mùa dù khí hậu có thay đổi màu nó vẫn màu vàng, vị ngọt,đó là nó hợp với đức của Thổ, hòa với mọi khí, cho nên không có chỗ nào là nó không đến được, không có tà nào mà không đuổi được. Vì thế có người bảo nó làm chủ cho lục phủ ngũ tạng để nó đuổi hết những chứng hàn, nhiệt, tà khí ra ngoài. Vì đất là mẹ sinh ra vạn vật, mọi vật xinh đẹp hay xấu xí thì chẳng có gì là không từ đất sinh ra, rồi lúc tàn rụi không có gì là không trở về với đất, bởi vậy { nghĩa sinh hóa đã sinh đó là khí hóa. Do đó mà nói rằng Cam thảo giải được cả trăm thứ độc dược là vì lẽ ấy. Nó an hòa được 72 loại khoáng vật, giải được 1200 loại độc dược của thảo mộc. Ôi! Cái khí của con người cũng như cái khí của loài vật, không khác gì hoa quả, nếu khí ấy thuận hòa thì tốt tươi xinh đẹp, nếu chẳng may gặp phải khí nóng gay go thì sẽ sinh ra xấu xa, cằn cỗi, nóng nảy ấy thành hòa thuận để các kinh mạch ấy lưu thông, khí huyết lưu lợi tự nhiên, cơ nhục nở nang, gân xương rắn chắc, sức lực dồi dào, gấp bội hơn trước phải làm thế nào? Xin thưa chỉ có tính chất ngọt ngào hòa hoãn của vị Cam thảo, vì Cam thảo có vị ngọt, tính ấm và mát của nó đã trọn vẹn đầy đủ thì mới có thể dễ thành công được, vì tính hòa hoãn, nó đã đầy đủ thì làm cho người ta cũng đầy đủ. Khí trong người nóng nảy sinh hóa ra nhiều điều phức tạp phải lo, nên làm thế nào để điều hòa quân bình cho ổn định, nếu còn có điều chi trở ngại là điều chẳng đặng đừng. Một bằng chứng cụ thể là đem những sách bàn luận về chứng thương hàn thì ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ gồm 250 phương mà những phương có Cam thảo đã là 120 phương rồi. Nhưng đó cũng không phải là Cam thảo làm chủ được bệnh đâu, nhưng mà mỗi phương phải hợp với nó mới có sự điều hòa được, vì Cam thảo có tác dụng hiệp điều, làm cho hòa hoãn để cho hợp với bệnh tình mà thôi (Dược Tính Luận).
+ Cam thảo cũng có thể bổ mà cũng có thể tả, có thể trị những chứng ở biểu mà cũng có thể trị những chứng ở lý, lại có tác dụng đi lên mà cũng có tác dụng đi xuống. Dùng sống thì tính bình, bổ được Tỳ vị bất túc, tả được chứng tâm hỏa hữu dư. Dùng chín thì khí ấm, bổ được nguyên khí của tam tiêu, tán được biểu tà. Hoà vào thuốc hòa thì có tác dụng bổ ích, cho vào thuốc phát hãn thì giải được cơ biểu, cho nó vào thuốc mát thì giải được nhiệt tà, cho vào thuốc bổ thì hòa hoãn được chính khí, cho vào thuốc nhuận thì nuôi dưỡng được âm huyết. Nó có tác dụng làm cho sinh cơ nhục, khỏi đau nhức, thông được 12 kinh mạch, giải được độc của hàng trăm loại thuốc, vì vậy người ta đề cao vị này mới gán cho cái tên là Quốc Lão. Nhưng nếu có những chứng bụng đầy thì nên kiêng cử không dùng. Khi dùng nên chọn loại to mà chắc, màu vàng là thứ tốt, nếu muốn có tác dụng bổ trung thì sao lên để dùng, nếu muốn thuốc có tác dụng tả hỏa thì dùng sống (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Những vật mà có vị ngọt, hay hơn cả là vị Cam thảo, nó vốn là một vị thuốc chủ cho Tỳ kinh mà Tỳ là căn bản cho hậu thiên, lục phủ ngũ tạng đều phải chịu nhờ vào khí của Tỳ cả. Vì tạng phủ là căn bản của khí, tức là chính khí, còn cái khí hàn nhiệt do ở ngoài mà đến thì đó gọi là tà khí, hễ chính khí vượng thì tà khí tự nhiên phải lui. Vả lại gân thuộc can làm chủ, mà xương thuộc Thận làm chủ, còn cơ nhục thuộc Tỳ làm chủ, khí thuộc Phế làm chủ, còn sức lực của con người thì thuộc Tâm làm chủ. Nhưng một khi đã làm cho Tỳ khí mạnh lên rồi thì tự nhiên ngũ tạng cũng đều nhờ vào đó mà luân chuyển để nhờ cậy nhau thêm. Như vậy, khi Tỳ đã mạnh thì chẳng những được bền vững mà ngày càng bền vững hơn (Thần Nông Bản Thảo Kinh Độc).
+ Cam thảo vị ngọt, tính trung hòa, có tác dụng điều bổ, vì vậy, dùng với thuốc có độc thì nó có tác dụng giải độc; Dùng với thuốc có tác dụng mạnh thì nó làm cho thuốc hòa hoãn; Thuốc giải biểu nếu thêm Cam thảo sẽ tăng thêm tác dụng; Thuốc hạ có thêm Cam thảo thì tác dụng hòa hoãn. Cam thảo tăng thêm tác dụng bổ khí của Sâm, Kỳ, giúp Thục địa trị chứng âm hư nguy kịch. Thuốc trừ nhiệt tà, kiện cân cốt, kiện Tỳ vị, trưởng cơ nhục, theo thuốc khí vào phần khí, theo thuốc huyết vào phần huyết, không nơi nào mà không đến được, vì vậy, nó được gọi là Quốc Lã (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Cam thảo là một vị thuốc chữa được chứng buồn phiền, có tác dụng nhuận Phế, tiêu hóa được đờm dãi, ngoài công dụng đó ra còn có tác dụng hòa hợp được các loại thuốc, lại thêm có tác dụng làm dễ uống thuốc, nó lại còn có công việc dính các vị thuốc khác làm viên thuốc tròn dễ dàng (Đinh Phúc Bảo).
+ Cam thảo rất ngọt, tác dụng chủ yếu là bổ Tỳ thổ, làm khoan khoái dễ chịu, xưa nay sách vở đều ca ngợi Cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cam thảo vì có vị ngọt mà đặt tên, trong các vị thuốc lấy nó làm quân, trị 72 loại độc của Nhũ thạch (khoáng chất), giải 1200 loại độc của cây cỏ, nó có công năng điều hòa các vị thuốc nên mới đặt cho tên là Quốc lão (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cam thảo là vị thuốc bổ như Sâm, Kỳ, chỉ là một vị thuốc hòa bình, chuyên chủ về Tỳ Vị, cho nên thuốc bổ, thuốc tiêu, thuốc hạ, phát tán, chữa về lối gì cũng đều dùng nó, trừ những bệnh ở phía dưới thì ít dùng vì sợ làm chậm các chất khác (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Sau khi sao với mật gọi là Chích Cam thảo có vị ngọt ấm, ích khí, có thể trị chứng tâm dương hư, Tỳ khí hư (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Dùng Cam thảo thời gian lâu sẽ sinh ra tác dụng phụ như phù thủng, huyết áp cao (Tân Biên Trung Y Học Khái Luận).
+ Cam thảo trong mầu vàng, ngoài mầu đỏ, đầy đủ màu sắc của quẻ “Khôn”, quẻ “Lỵ”, vì có vị ngọt, tính bình, nhờ công của “Mậu Kỷ” (Thổ) nên điều hòa được các vị thuốc, vì thế nên có các tên danh dự là Quốc Lão. Trị được trăm thứ tà, có tác dụng vương đạo. Vị ngọt ở trung ương mà kiêm cả ngũ hành, trên dưới trong ngoài đều dùng được cả, hòa hoãn, bổ tả đều có hết, bổ âm trừ nhiệt, lại giúp đỡ phế kim cho nên trị cả đau họng, ho đàm, phế nuy. Vị ngọt, tính trung hoà, chuyên tư nhuận thồ cho nên chữa chứng tả lỵ, hư nhiệt ở da thịt phải cần đến nó (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Trời đất sinh ra độc, nhưng lại sinh ra các thứ khác để hóa giải, các loại độc gặp thổ thì hóa, mà Cam thảo là thổ tinh có màu vàng tính như đất, vì vậy có thể hóa được độc, giải được tất cả các tà khí. Bổ trợ thêm Hoàng Kỳ, Phòng phong có thể đuổi được độc chạy ra biểu phận, thí dụ như sởi đậu mà khí huyết đều hư thì trước sau đều nhờ đến nó (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cam thảo cùng với Nhân sâm, Hoàng Kỳ, Bạch truật, Đại táo, Đương quy thân, Mạch môn đông, gia Thăng ma, Sài hồ làm bổ trung ích khí: chuyên chữa bệnh nội thương, khi đói khi no thất thường sinh ra trọc khí hạ lãm làm phát sốt, kết hợp với Nhân sâm, Càn khương, Nhục quế thì có tác dụng ôn trung (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Hạ khí dùng Cam thảo, Mạch môn đông, Tô tử, Tỳ bà diệp (Trung Dược Học).
+ Giải nhiệt độc ở dưới dùng Cam thảo, Hoàng liên, Thược dược, Thăng ma, Hoạt thạch (Trung Dược Học).
+ Thanh lợi yết hầu do hư nhiệt dùng Cam thảo, Cát cánh, Huyền sâm, Qua lâu căn, Thử niêm tử (Trung Dược Học).
+ Hay quên dùng Cam thảo, Nhân sâm, Bồ hoàng, Ích trí nhân, Long nhãn nhục, Viễn chí (Trung Dược Học).
+ Trừ buồn phiền táo khát, nhức đầu, phiền muộn: Cam thảo, Mạch môn đông, Thạch cao, Trúc diệp, Tri mẫu (Trung Dược Học).
+ Trị các chứng đinh nhọt sưng đau: Cam thảo, Tử hoa địa đinh, Kim ngân hoa, Cam cúc, Hạ khô thảo, Ích mẫu thảo, Bối mẫu, Bạch cập, Bạch chỉ (Trung Dược Học).
+ Tả hỏa hữu dư ở Tâm kinh: Cam thảo, Hoàng liên, Mộc thông, Xích thược dược, Sinh địa hoàng (Trung Dược Học).
+ Cam thảo hiện nay ở Trung Quốc vẫn là cây mọc hoang ở nhiều nơi, có rất nhiều loài, vất đề này cần phải nghiên cứu thêm. Người ta thường cho rằng Cam thảo ở Nội Mông có phẩm chất tốt nhất, rồi đến Cam thảo Thiểm Tây, Sơn Tây, Cam thảo sản xuất ở Hà Bắc và Đông bắc cũng có phẩm chất tốt. Các loại Cam thảo được dùng để làm thuốc ở Trung Quốc ngoài cây Glycyrrhiza uralensis Fish Ra, Tân cương cũng còn có một loại Cam thảo gọi là u cam thảo (Glycyrrhiza Glabra Lin, Var Glandulifera Regeletherder) đó là cây sống lâu năm, thân có thể cao 1-1,2m. Toàn thân có lông rất nhỏ, lá kép lông chim lẻ, lá ché thuôn dài, hoa ngắn, dài chừng 8-12mm, tràng hoa hình bướm. Quả loại đậu, thẳng hoặc hơi cong. Lá của loài Cam thảo này phần lớn là hình bầu dục hay hình trứng, dẹt, tròn dài, lá nhỏ hơn loài trên, hoa ngắn hơn, quả bổ đôi thẳng hay hơi cong, mặt hơi nhẵn hay có lông ngắn, nhưng lông không phải lông gai, số hạt trong quả thường ít hơn số hạt của loài trên. Thời Kỳ ra hoa từ tháng 7-9.
+ Nhân dân còn dùng rễ và lá cây Cam thảo đây còn gọi là dây Cườm cườm, dây Chu chi, người Giarai gọi roh djas hre hay Tương tư thảo (abrus precatorius Linn) là thứ dây leo dài, có cành mảnh. Lá kép lông chim chẵn, có cuống ngắn, dài 1525cm mang 8-15 đôi lá ch t thuôn, bầu dục, cụt đầu và có mũi nhọn ngắn đỉnh có mũ lồi. Hoa màu vàng, xếp thành chùm nhỏ ở nách hoặc ở ngọn cành. Quả thuôn, hơi có lông, xoắn lại, có những vách thô sơ trong khoảng cách của các hạt 3-7 hạt dạng trứng, to bằng hạt đậu Hà lan, có vỏ cứng màu đỏ chói, gần quanh rốn có 1 điềm vòng đen. Ra hoa mùa thu và có quả vào mùa đông. Cây mọc hoang ở đồi núi, bờ bụi, có trồng ở vườn, bờ rào. Rễ có vị ngọt của Cam thảo bắc, thường được dùng thay Cam thảo nhưng k m ngọt, mùi không thơm và vị đắng. Lá cũng có chất ngọt. Người ta thường dùng cả rễ, dây,lá, hạt để làm thuốc. Thường thu hoạch vào mùa thu đông, tốt nhất là lúc cây mới ra hoa. Thường dùng tươi, phơi hay sấy khô, có thể dùng sống hay sao tẩm mật để có tác dụng điều hòa vị thuốc khác như Cam thảo bắc, chữa ho, giải cảm. Hạt dùng ngoài đâm nát đắp lên trị sưng vú do tắc tia sữa, sát trùng, tiêu viêm, mụn nhọt chóng ra mủ. Cây sở dĩ có tên (dây Cườm cườm) là vì hạt có khi làm vòng đeo hay làm tràng hạt.
+ Nhân dân còn dùng cây Cam thảo nam, còn gọi là Cam thảo đất, Thổ cam thảo, Dã cam thảo (Scoparia Dulcis Linn) thuộc họ Scrophulariaceae, đó là cây Thảo rắn, nhẵn, mọc đứng, phân nhánh, cao 0,3-1m. Thân có góc. Cành mọc đứng hay trải ra. Lá mọc vòng 3 cái một hay mọc đối, hình mũi mác nhọn hẹp dần ở gốc, hơi khía răng, tù. Hoa trắng mục ở kẻ lá. Cuống hoa hình sợi tóc, trải ra. Tràng có ống ngắn, hình bánh xe, họng rất nhiều lông, 4 thùy gần bằng nhau, tù, đường kính khoảng 5mm. Nhị 4, bao phấn có ô tách nhau, song song hay rẽ đôi, Quả nang hình cầu, chỉ hơi vượt qua đài, chẻ vách, mảnh vỏ nguyên nhiều hạt nhỏ, có góc, nhăn nheo. Mọc hoang. Thường dùng toàn cây, trừ rễ, tươi hay phơi sấy khô, thu hái quanh năm. Cam thảo đất có vị ngọt, đắng, tính mát. Có tác dụng bổ Tỳ, nhuận Phế, thanh nhiệt, giải khát, giải độc. Dùng khô từ 12-20g, tươi: 40g, sắc uống để chữa sốt, say sắn độc, giải độc, cơ thể, viêm họng, kinh nguyệt nhiều.
+ Ở miền nam (tỉnh Đồng Nai) có một cây nhân dân gọi là Cam thảo, dùng vỏ thân và vỏ rễ để làm thuốc bổ, cây này thuộc chi Albizzia họ Mimisaceae, có một số đặc điểm như cây Bồ kết tây (Albizzia lebbek Benth): Cây cao, lá kép 2 lần lông chim, quả dẹt và mỏng gần như tờ giấy. Phần dược liệu được mô tả như sau: Vỏ thân hình lòng máng, mặt ngoài màu nâu có khoang màu xám hoặc vàng xám, có lỗ vỏ nhỏ nằm ngang sần sùi, mặt trong có nhiều sợi vỏ màu vàng nhạt. Vị ngọt gần như Cam thảo sau hơi tê. Trong lúc đó, rễ Cam thảo bắc hình trụ tròn không phân nhánh, thẳng, dài khoảng 30cm, đường kính 0,8-2cm, mặt ngoài màu nâu đất hay đỏ nâu, có nhiều nếp nhăn dọc và lỗ vỏ nằm ngang lồi lên, lưu thưa có vết của rễ con. Mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang màu vàng nhạt để lộ lớp bần mỏng, tầng sinh gỗ và tủy tỏa tròn. Mùi đặc biệt, vị ngọt dịu.
+ Còn những loài Cam thảo giống như những loại Cam thảo mô tả trên nhưng không thể dùng thay cho Cam thảo mô tả trên, nhưng không thể dùng thay cho Cam thảo bắc được: – Cây khổ Cam thảo cùng họ trên, giống như Cam thảo nói chung, theo giám định thì nó có vị đắng, vỏ xốp, rất rễ bị bong xước, thịt mà vàng xám tro- Cây thổ Cam thảo (Glycyrhiza palladifora Maxim) còn gọi là Cam thảo đất hay Cam thảo chó, cùng họ trên, rễ cũng giống như rễ Cam thảo, nhưng vỏ vàng hơi bóng, mặt cắt ngang có nhiều xơ. Có nhiều ở tỉnh Liêu Ninh. Cây Cam thảo quả có gai (Glycyrrhiza palladiflora Max) hình thái thì cũng giống như cây Cam thảo nhưng thân, cành có cạnh, có rãnh dọc rất rõ, hoa mọc thành bông, nhưng chỉ dài 1,5-6cm quả bế đôi, thằng, có gai thưa, rễ không có vị ngọt, không thể dùng làm
Cam thảo – Cam thảo Vân Nam (Glycyrrhiza yunnanensis S. Scgeng et Ik Tai) có ở Vân Nam, trên cơ bản thì giống như Cam thảo chỉ có khác là hoa và quả xếp chặt trông như giống quả cầu. Cây Cam thảo dại (Abrus cantoniensis Hance) là những cây không thể thế cho cây Cam thảo bắc được (Danh Từ Dược Học Đông Y).