Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Bệnh Án » 
  • KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ GOUT CỦA QUỐC Y ĐẠI SƯ CHU LƯƠNG XUÂN

KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ GOUT CỦA QUỐC Y ĐẠI SƯ CHU LƯƠNG XUÂN

By Công Đông Y
KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ GOUT CỦA QUỐC Y ĐẠI SƯ CHU LƯƠNG XUÂN
Tên bệnh thống phong ban đầu do thầy Lý Đông Viên, Chu Đan Khê gọi, nhưng thống phong của Đông y là bệnh “lịch tiết” theo nghĩa rộng, trong khi bệnh thống phong của Tây y dùng để chỉ“viêm khớp do gout”và di chứng do tăng axit uric máu do rối loạn chuyển hóa purine, nên mặc dù tên bệnh giống nhau nhưng khái niệm lại khác nhau. Theo quan sát trên lâm sàng, chúng có những điểm đặc trưng riêng. Ví dụ, hầu hết người mắc bệnh đều ở độ tuổi trung niên trở lên, hình thể mập mạp hoặc có tiền sử uống rượu, thích ăn đồ nhiều dinh dưỡng, béo và ngọt, vào nửa đêm sẽ bị đau khớp nhiều, còn xuất hiện các hạt tophi. Từ góc độ nguyên nhân mà nói, mặc dù bị nhiễm hàn thấp là một trong những nguyên nhân, nhưng nó không phải là nguyên nhân chính, thấp bị ứ trệ ở bên trong mới là nguyên nhân chủ yếu, mà ở đây là thấp trọc tà, nó không phải nhiễm từ bên ngoài mà sinh ra từ bên trong của cơ thể, cho nên “tiết trọc hoá ứ” là nguyên tắc điều trị chính cho căn bệnh này.
KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ GOUT CỦA QUỐC Y ĐẠI SƯ CHU LƯƠNG XUÂN
1. Biện chứng khi dùng thuốc:
Các loại thuốc chữa bệnh gout thường dùng như là: thổ phục linh, tỳ giải, ý dĩ nhân, uy linh tiên, trạch lan, trạch tả, tần giao là những vị thuốc tốt để bài tiết trọc ra ngoài và giải độc, muốn tăng cường bài tiết và hoá thấp trọc, giải ứ kết thì dùng các vị thuốc xích thược, địa miết trùng, đào nhân, địa long,… để hoạt huyết hoá ứ, trừ bỏ cái cũ và sinh ra cái mới, tăng cường hiệu quả điều trị, cải thiện đáng kể các triệu chứng và giảm nồng độ axit uric trong máu.
Các loại thuốc trên hợp lại tạo thành thuốc “Thống phong xung tễ”. Sau sáu năm quan sát một cách có hệ thống trên lâm sàng, hầu hết các trường hợp đều cho thấy triệu chứng cải thiện đáng kể sau khi dùng thuốc từ 2 đến 3 ngày. Nếu tiếp tục dùng thuốc, họ có thể khỏi bệnh. Tùy theo tình hình của bệnh mà tiến hành gia giảm sao cho phù hợp.
Người bị uất trệ hoá nhiệt: có thể gia thêm thuốc thanh tiết và thông lợi kinh lạc như hổ trượng, tam diệu hoàn…
Trường hợp đau dữ dội: phối hợp toàn yết, ngô công, diên hồ sách, ngũ linh chi… để khai ứ giảm đau.
Đối với những người bị sưng phù nặng: Thêm các loại thuốc hoá đàm như cương tằm, bạch giới tử, trần đảm tinh,… tăng cường tiêu sưng và giảm đau.
Đối với những người các khớp xương bị sưng, cứng khớp và có hạt tophi: gia thêm bào giáp, khương lang (bọ hung), phong phòng… có thể phá kết khai ứ, nhuyễn kiên tán kết, đồng thời còn giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Ví dụ, trong giai đoạn cấp tính của Gout, nên tăng liều lượng của thổ phục linh, tỳ giải, tuỳ theo sự khác nhau giữa triệu chứng thiên hàn hay thiên nhiệt mà phối hợp sinh địa, hàn thuỷ thạch, tri mẫu, thuỷ ngưu giác,…để thanh nhiệt thông lạc; hoặc gia thêm chế xuyên ô, thảo ô, xuyên quế chi, tế tân, tiên linh tỳ, lộc giác sương,… có thể ôn kinh tán hàn, tiêu sưng giảm đau, có hiệu quả kiểm soát đợt cấp tính tái phát. Đối với những người thể chất yếu, nên lựa chọn dùng thục địa, bổ cốt chỉ, cốt toái bổ, sinh hoàng kỳ,… để bổ thận, giúp xương chắc khoẻ; đối với trường hợp bị đau thắt lưng tiểu máu, gia thêm các thuốc thông lâm hoá thạch như kim tiền thảo, hải kim sa, mang tiêu, tiểu kế, bạch mao căn,…
2. Bệnh án cụ thể:
Bệnh nhân họ Trương, nam, 70 tuổi. Chẩn đoán lần đầu ngày 10/11/1999: Các khớp ngón tay của cả hai bàn tay đều sưng tấy và đau nhức hơn một tháng, kèm theo tình trạng cứng khớp buổi sáng trong một giờ đồng hồ, khớp ngón 3 bàn tay trái sưng nóng đỏ đau nghiêm trọng, giống như một củ cà rốt, hạn chế vận động. Kết quả xét nghiệm: Acid uric máu 666 mmol/L (tăng), tổng kháng thể ENA (+), WBC 3,67×109/L, Tốc độ máu lắng ESR 56mm/h, CRP 15,6mg/L (tăng), chất lưỡi đỏ, rêu trắng mỏng nứt ở giữa, mạch huyền tế. Trường hợp viêm khớp dạng thấp kết hợp với bệnh gout này rất khó để giải quyết một cách nhanh chóng.
Nguyên tắc điều trị:Trừ tý thông lạc, tiết trọc hoá ứ.
Đơn thuốc:
(1) Xuyên sơn long, kê huyết đằng, uy linh tiên, sinh hoàng kỳ, thanh phong đằng, trạch lan, trạch tả, thổ phục linh đều 30g; sinh địa 20g; ô tiêu xà, chích phong phòng, quảng địa long, chích cương tằm, toàn quy đều 10g; phượng hoàng y, cam thảo mỗi vị 6g. Kê 7 thang
(2) Ích thận quyên tý hoàn 4g × 21 gói, uống mỗi lần 4g, ngày 3 lần, sau bữa ăn.
(3) Thống phong xung tễ 9 gói x 4 hộp, mỗi lần uống 1 gói, ngày 3 lần, sau bữa ăn.
Khám lần 2 ngày 20/11:Sau khi uống thuốc, các khớp đã giảm sưng đau, miệng khô, nhưng khi gặp lạnh thì đau dữ dội, lưỡi và mạch vẫn như cũ. Xét nghiệm lại: acid uric máu giảm còn 540mmol/L, tiếp tục điều trị theo phương án ban đầu.
Đơn thuốc:
(1) Xuyên sơn long, hy thiêm thảo, kê huyết đằng, uy linh tiên, thổ phục linh đều 30g; chế xuyên ô, ô tiêu xà, chích phong phòng, địa miết trùng, toàn quy đều 10g. Kê 7 thang
(2) Ích thận quyên tý hoàn 4g × 21 gói, uống mỗi lần 4g, ngày 3 lần, sau bữa ăn.
(3) Thống phong xung tễ 9 gói x 4 hộp, mỗi lần uống 1 gói, ngày 3 lần, sau bữa ăn.
Lần khám thứ bavào ngày 27/ 11: Sốt nhẹ khoảng 37,8 độ C, đại tiện phân nát, mệt mỏi, đánh trống ngực, ngủ không yên, ESR 28mm/h, mạch tế sáp. Đánh giá bệnh này dai dẳng và thường xuyên tái phát nên có thể tiếp tục áp dụng phương pháp ban đầu.
Đơn thuốc:
(1) Xuyên sơn long, kê huyết đằng, uy linh tiên, lộc hàm thảo, thổ phục linh, hoài sơn đều 30g; bạch vy, địa cốt bì 20g; ô tiêu xà, chích phong phòng, địa miết trùng, quảng địa long, chích cương tằm, toàn quy đều 10g; cam thảo 6g. Kê 14 thang
(2) Ích thận quyên tý hoàn 4g × 42 gói, uống mỗi lần 4g, ngày 3 lần, sau bữa ăn.
(3) Thống phong xung tễ 9 gói x 4 hộp, mỗi lần uống 1 gói, ngày 3 lần, sau bữa ăn
Khám bệnh lần thứ bốn ngày 11/12:sốt nhẹ dần dần giảm bớt, tinh thần mệt mỏi, ngủ không sâu, rêu lưỡi trắng dính, mạch tế hơi nhanh, tiếp tục phương án cũ.
Đơn thuốc:
(1) Đơn trên gia thêm ý dĩ sao, dạ giao đằng mỗi vị 30g. Kê 14 thang.
(2) Ích thận quyên tý hoàn 4g × 42 gói, uống mỗi lần 4g, ngày 3 lần, sau bữa ăn.
(3) Thống phong xung tễ 9 gói x 4 hộp, mỗi lần uống 1 gói, ngày 3 lần, sau bữa ăn
Khám lần thứ 5 ngày 25/12:Triệu chứng sưng đau khớp đã hết, nhưng tình trạng mệt mỏi và sốt nhẹ vẫn kéo dài.
Đơn thuốc:
(1) Đơn trên x 30 thang
(2) Ích thận quyên tý hoàn 4g × 90 gói, uống mỗi lần 4g, ngày 3 lần, sau bữa ăn.
(3) Thống phong xung tễ 9 gói x 10 hộp, mỗi lần uống 1 gói, ngày 3 lần, sau bữa ăn.
Bệnh nhân đã hồi phục trong lần tái khám sau đó.
Giải thích: Trường hợp này là biến chứng viêm khớp dạng thấp của Gout. Thầy Chu Lương Xuân đã sử dụng ô tiêu xà, phong phòng, địa miết trùng, địa long, cương tằm… để trừ tý thông kinh lạc làm chủ đạo, kèm theo trạch lan, trạch tả, tiên linh tỳ, thổ phục linh, xuyên sơn long để tiết trọc hoá ứ. Lần khám thứ 2 là do nhiễm hàn lạnh mà đau, thêm xuyên ô; lần khám thứ ba có sốt, thêm bạch vi, địa cốt bì; lần khám thứ tư xuất hiện ngủ không sâu, thêm dạ giao đằng, tất cả đều dựa theo chứng mà gia giảm, mà vẫn giữ hướng điều trị chủ đạo là trừ tý thông lạc, tiết trọc hoá ứ, thuốc thang sắc và thuốc hoàn được sử dụng đồng thời để tăng cường tác dụng và khuyến khích bệnh nhân dùng thuốc một cách kiên nhẫn. Kết quả là tình trạng sưng đau đã được loại bỏ ngay vào lần tái khám thứ 5.
Lưu ý:Vì thể chất và tình trạng bệnh lý của mỗi người là khác nhau nên đơn thuốc và liều lượng trong trường hợp này chỉ áp dụng cho tình trạng của người bệnh lúc đó. Nếu không chẩn đoán và biện chứng luận trị một cách kỹ càng, hợp lý thì không nên sao chép liều lượng và các vị thuốc để áp dụng cho các trường hợp khác. Nếu cần thiết, độc giả nên đến bệnh viện thăm khám thường xuyên để được chẩn đoán và điều trị, tránh tình trạng bệnh kéo dài.
Nguồn: 中国中医药报
——-Bs Hiền Hương dịch——-
Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

CHÁN ĂN DO VỊ ÂM BẤT TÚC CỦA ĐẠI SƯ ĐÔNG Y THI KIM MẶC

Bài Viết Sau

Chữa chứng ho dai dẳng

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Chia sẻ bệnh án điều trị đau bụng kinh bằng châm cứu chính kinh

Chia sẻ bệnh án điều trị đau bụng kinh bằng châm cứu chính kinh

Bệnh án dùng kinh phương trị khỏi cường giáp ở phụ nữ có thai của giáo sư Phùng Thế Luân

Bệnh án dùng kinh phương trị khỏi cường giáp ở phụ nữ có thai của giáo sư Phùng Thế Luân

Một ca điều chỉnh đường huyết thần kỳ bằng Đông y

Một ca điều chỉnh đường huyết thần kỳ bằng Đông y

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc Bổ tủy đan

Bổ tủy đan

20/01/2025

TIẾT MỘC HÒA TRUNG PHÁP

20/01/2025

TRUNG HÒA THANG

20/01/2025

Trầm hương đạo khí tán (Ngự dược viện)

20/01/2025

TỨ QUÂN TỬ THANG GIA SÀI HỒ THANH BÌ

20/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Bổ tủy đan

Bổ tủy đan

TIẾT MỘC HÒA TRUNG PHÁP

TIẾT MỘC HÒA TRUNG PHÁP

TRUNG HÒA THANG

TRUNG HÒA THANG

Bài Viết Nổi Bật

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

Hoa cà độc dược: 1 trong 50 vị thuốc dược liệu cơ bản trong y học cổ truyền

Hoa cà độc dược: 1 trong 50 vị thuốc dược liệu cơ bản trong y học cổ truyền

Dưa leo: Loài rau ăn quả có tác dụng chữa bệnh

Dưa leo: Loài rau ăn quả có tác dụng chữa bệnh

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook