Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Cẩm Nang » 
  • Vì sao rau răm tốt nhưng lại chớ nên ăn nhiều?

Vì sao rau răm tốt nhưng lại chớ nên ăn nhiều?

By Công Đông Y
Vì sao rau răm tốt nhưng lại chớ nên ăn nhiều?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Vì sao rau răm tốt nhưng lại chớ nên ăn nhiều?cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.


Công dụng rau răm

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Nguyễn Thùy Trang, Trung tâm Y học cổ truyền Vinmec Sao Phương Đông

Trong ẩm thực, rau răm có tinh dầu mùi thơm đặc trưng dễ chịu, kích thích tiêu hóa, tăng thêm hương vị món ăn. Nhiều món ăn không thể thiếu rau răm như trứng vịt lộn, thịt gà xé phay hay còn gọi là nộm gà, canh chua cá đồng, cháo lươn, cháo trai, canh hến…

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • 1. Công dụng hữu ích của rau răm
  • 2. Các bài thuốc từ rau răm tốt cho sức khỏe

1. Công dụng hữu ích của rau răm

BS Nguyễn Thùy Trang, Trung tâm Y học cổ truyền Vinmec Sao Phương Đông cho biết: . Các nhà dinh dưỡng cho rằng, sử dụng rau răm hợp lý trong các món ăn còn giúp chúng ta cải thiện trí nhớ, gân cốt chắc khỏe, hỗ trợ tốt cho thị lực cho mắt sáng hơn; lợi tiểu, làm sạch gan khỏi các chất độc hại.

Theo phân tích của khoa học hiện đại ngày nay, rau răm có chứa flavonoid – một chất chống oxy hóa rất tốt, giúp ngăn chặn tình trạng lão hóa và ngăn tế bào ung thư phát triển. Do đó, nhiều người cũng hái thân và lá dùng làm thuốc với cách sử dụng đơn giản là dùng tươi.

Theo Y học cổ truyền, rau răm vị cay, tính ấm nên có tác dụng ôn tỳ vị, tiêu thực, cầm tả lỵ, khử hàn, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu độc… Do đó, rau răm thường được sử dụng trị bụng đầy chậm tiêu, đầy hơi, tiêu lỏng, bí tiểu, phong thấp nhức mỏi, chàm lở, rắn cắn.

2. Các bài thuốc từ rau răm tốt cho sức khỏe

Các thầy thuốc y học cổ truyền chia sẻ một số phương thuốc có dùng rau răm như sau:

  • Chữa trướng bụng, khó tiêu: Khi ăn tôm cá bị đau bụng đi ngoài, hãy hái rau răm tươi giã vắt nước cốt cho uống hoặc sắc nước cho uống, bã đem xoa bụng vào vùng rốn để tăng hiệu quả.
  • Chữa say nắng: Rau răm 100g giã vắt nước cốt cho uống.
  • Chữa cảm cúm: Rau răm 50g, 3 lát gừng giã nhỏ vắt nước cốt uống.
  • Chữa mụn nhọt mới phát: Giã nhỏ rau răm với muối, đắp vào mụn nhọt và băng lại có thể giúp tiêu độc, chống viêm cho các vết mụn nhọt, áp xe sưng nóng ở giai đoạn đầu;
  • Chữa nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ cho thêm muối đắp chỗ chân bị nước ăn.
  • Chữa đứt tay chảy máu: Rau răm nhai nhỏ đắp nơi bị đứt tay.
  • Chữa rôm sẩy: Rau răm 100g, cá diếc 1-2 con luộc chín lấy thịt nấu canh ăn nhiều lần.
  • Chữa hắc lào: Cả cây giã nát, thêm rượu vào, bôi lên nơi hắc lào, chốc lở đã rửa sạch.
  • Dùng chiết xuất từ cây rau răm để trị gàu.

Rau răm có đặc trưng là khá cay và hắc nên thường chúng ta không ăn quá thường xuyên, thường chỉ kết hợp với một số món ăn. Các thầy thuốc cũng khuyến cáo, mặc dù lành tính, có nhiều công dụng nhưng vì có tính cay tán nên ăn nhiều rau răm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới khí huyết và làm giảm tinh khí. Ăn nhiều rau răm khiến cả nam giới và nữ giới giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng tới sinh sản.

Phụ nữ ăn nhiều rau răm cũng dễ bị rong kinh, kinh nguyệt không đều nên không tính được ngày rụng trứng, xác suất thụ thai thấp. Khi mang thai, đặc biệt ở 3 tháng đầu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Do vậy, chị em tuyệt đối không nên rau răm trong thời kỳ kinh nguyệt, hạn chế khi mang thai. Ngoài ra, người đang ốm, người gầy và xanh xao không nên sử dụng rau răm.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Tác dụng của cà cuống là gì?

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Tác dụng của cà cuống là gì?

Tác dụng của cà cuống là gì?

Công dụng của rau cần ta (cần nước)

Công dụng của rau cần ta (cần nước)

Có nên dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ?

Có nên dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ?

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Cẩm Nang Vì sao rau răm tốt nhưng lại chớ nên ăn nhiều?

Vì sao rau răm tốt nhưng lại chớ nên ăn nhiều?

13/02/2025

Tác dụng của cà cuống là gì?

13/02/2025

Vị thuốc từ cây thầu dầu

13/02/2025

Vị trí và tác dụng của huyệt Âm Lăng Tuyền

13/02/2025

Công dụng của rau cần ta (cần nước)

13/02/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Vì sao rau răm tốt nhưng lại chớ nên ăn nhiều?

Vì sao rau răm tốt nhưng lại chớ nên ăn nhiều?

Tác dụng của cà cuống là gì?

Tác dụng của cà cuống là gì?

Vị thuốc từ cây thầu dầu

Vị thuốc từ cây thầu dầu

Bài Viết Nổi Bật

Garcina: Bứa chua có tác dụng chữa bệnh

Garcina: Bứa chua có tác dụng chữa bệnh

Sen (Cây mầm): Có công dụng kép là thực phẩm và thuốc chữa bệnh

Sen (Cây mầm): Có công dụng kép là thực phẩm và thuốc chữa bệnh

Dương xỉ: “Vệ sĩ” bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời

Dương xỉ: “Vệ sĩ” bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook