Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Đảng Sâm: Cây sâm quý phổ biến ở Đông Nam Á

Đảng Sâm: Cây sâm quý phổ biến ở Đông Nam Á

By Công Đông Y
Đảng Sâm: Cây sâm quý phổ biến ở Đông Nam Á

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Đảng Sâm: Cây sâm quý phổ biến ở Đông Nam Ácung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Đảng Sâm là một cây thuốc phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt:

Đảng sâm (Rễ).

Tên khác: Đảng sâm; Phòng đảng sâm; Lộ đảng sâm; Xuyên đảng sâm; Đông đảng sâm; rầy cáy; mần cáy,…

Tên khoa học: Codonopsis sp.

Đặc điểm tự nhiên

Đây là loại cây thân thảo, sống lâu năm, có dây leo bằng thân quấn. Rễ có hình trụ dài, đường kính có thể đạt tầm 1,5 – 2cm, phân nhánh, đầu rễ phình to, có nhiều vết sẹo lồi.

Thân màu xanh lục nhạt hơi tím.

Lá mọc đối nhau, gần gốc đầu nhọn, có hình tim, phiến mỏng rộng 2 – 4 cm, dài 3 – 8 cm, mép nguyên lượn sóng hoặc hơi khía răng, mặt trên màu xanh lục và mặt dưới màu trắng xám.

Hoa ở kẽ lá mọc riêng, có cuống dài 2 – 6cm, đài có 5 phiến hẹp, tràng có hình chuông màu trắng hoặc hơi vàng và có các vân tím ở họng, chia thành 5 thùy, nhị 5, chỉ nhị hơi dẹt, bao phấn đính gốc và bầu hình cầu 5 ô.

Quả nang có hình cầu, 5 cạnh mở, phía trên có một túm lông hình nón, đầu bẹt.

Mùa hoa vào tháng 10 – 11, mùa quả vào tháng 12 – 2.

Phân bố, thu hái, chế biến

Đảng sâm phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á. Ở nước ta, đảng sâm thường mọc trên các vùng núi cao ở các tỉnh như Sơn La, Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn…

rễ đảng sâm
Rễ Đảng sâm

Bộ phận sử dụng

Rễ Đảng sâm được hái vào mùa đông, rửa sạch rồi cắt khúc, cắt bỏ đầu rễ và rễ con rồi phân loại để riêng, làm hơi khô bằng cách phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở nhiệt độ thấp, làm cho mềm rồi lại tiếp tục phơi hoặc sấy nhẹ đến khi khô hẳn.

rễ đảng sâm phơi khô
Bộ phận sử dụng của Đảng sâm là rễ phơi khô

Thành phần hoá học

Đảng sâm có chứa đường, alkaloid, saponin, vitamin và protein.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Rễ có tính bình, vị ngọt có tác dụng bổ tỳ, ích khí, kiện vị, sinh tân dịch, giải khát.

Theo y học hiện đại

Loài Codonopsis pilosula

Kháng khối u: Polysaccarit từ C. pilosula có thể ức chế hoạt động của các tế bào ung thư biểu mô tế bào gan và tế bào ung thư biểu mô tuyến dạ dày ở người. Một polisaccarit pectic biểu hiện độc tính tế bào rõ rệt đối với ung thư biểu mô tuyến phổi ở người A 549 phụ thuộc vào liều sử dụng.

Tác dụng hạ đường huyết: Uống polysaccarit từ C. pilosula được coi là có tác dụng hạ đường huyết đáng kể ở chuột mắc bệnh tiểu đường thông qua tác dụng cải thiện tình trạng kháng insulin.

Chống lão hóa: Sử dụng bằng đường uống polysaccarit từ C. pilosula trong 8 tuần giúp làm chậm tình trạng lão hóa. Tác động này có thể liên quan đến việc tăng cường khả năng miễn dịch và loại bỏ các gốc tự do.

Tác dụng lên niêm mạc dạ dày: Phần hòa tan trong nước từ rễ của C. pilosula có tác dụng bảo vệ đáng kể đối với chứng tổn thương niêm mạc dạ dày do rượu.

Ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn: Chiết xuất dung dịch C. pilosula có tác dụng bảo vệ tổn thương tái tưới máu thiếu máu cục bộ sau quá trình ghép thận.

Tăng khả năng miễn dịch: 6 ngày uống polysaccarit từ C. pilosula có tác dụng đối với chuột bị ức chế miễn dịch do tác dụng của cyclophosphamide.

Loài Codonopsis lanceolata

Hoạt động chống oxy hóa: Chiết xuất cồn từ C. lanceolata cho thấy tác dụng chống oxy hóa đáng kể là kết quả của việc thu dọn các gốc tự do.

Bảo vệ gan: Sau khi chuột bị tổn thương gan do rượu được sử dụng bằng đường uống chiết xuất cồn của C. lanceolata trong 8 tuần, tác dụng bảo vệ đã được chứng minh.

Hoạt tính sinh học khác: Acid oleanolic được phân lập từ C. lanceolata có tác dụng bảo vệ DNA khỏi bị hư hại do bức xạ UV và đẩy nhanh sửa chữa tổn thương DNA.

Liều dùng & cách dùng

Rễ Đảng sâm được dùng chữa tỳ vị suy kém, kém ăn, đại tiện lỏng, phế khí hư nhược, mệt mỏi, ốm lâu cơ thể suy nhược, lòi dom, khát nước, sa tử cung, thiếu máu, dong huyết, vàng da. Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày, chữa ho, lợi tiểu, tiêu đờm.

canh đảng sâm
Canh Đảng sâm có nhiều công dụng tốt cho cơ thể

Bài thuốc kinh nghiệm

Bồi dưỡng cơ thể, điều trị suy thận, đau lưng, mỏi gối, tiểu gắt:

Đảng sâm 20g, Huyết giác 1g, Tắc kè 6g, trần bì 1g, Rượu 40 độ 250ml, Tiểu hồi 0,5g, đường đủ ngọt. Các vị thuốc cắt nhỏ rồi ngâm rượu trong 1 tháng. Uống 30ml/lần, ngày 1-2 lần.

Trị cơ thể suy nhược mỏi mệt, ăn không ngon, đại tiện lỏng:

Đảng sâm 20g, Bạch truật sao, Ba kích, Đương quy, mỗi vị 12g. Sắc uống, hoặc nghiền thành bột làm thành viên với mật ong, uống mỗi ngày 12 – 20g.

Trị bệnh suy yếu của người già hay người ốm lâu:

Đảng sâm 40g, Ngưu tất, Đương quy, Mạch môn, Long nhãn, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị ho nhiều đờm, mệt mỏi, sắc mặt vàng:

Đảng sâm, Hoài sơn, Ý dĩ, mỗi vị 16g, Bạch truật 12g, Bán hạ chế, Trần bì, mỗi vị 8g, Xuyên tiêu 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang thuốc.

Trị chán ăn, khó tiêu:

Đảng sâm 16g, Phục linh 8g, Bạch truật 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống.

Trị ho gà ở trẻ em:

Đảng sâm 8g, Bạch truật 8g, Ngũ vị tử (hoặc long nhãn nhục) 8g. Sắc uống.

Trị bạch huyết mạn tính:

Đảng sâm 16g, Bạch truật, Hoàng kỳ, Thục địa, Đương quy, Hà thủ ô, Mạch môn, Sa sâm, Hoàng tinh, mỗi vị 12g, Cam thảo 6g, Ngũ vị tử 8g. Sắc uống.

Lưu ý

Đảng sâm là loài cây gia vị đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Đảng sâm có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Tra cứu dược liệu: //tracuuduoclieu.vn/dang-sam.html

  2. Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

  3. Viện Dược liệu (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

  4. Dược điển Việt Nam.

  5. Hoàng Duy Tân (2006). Đông dược học.

  6. Jingyu He (2014). Chi Codonopsis: Đánh giá về hóa sinh, hoạt động sinh học và kiểm soát chất lượng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Đại hồi: Vừa là dược liệu quý, vừa là gia vị quen thuộc

Bài Viết Sau

Cây Lá dứa: Hương vị cho các món ăn và loại thuốc điều trị bệnh

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Thuyền thoái: Vị thuốc lâu đời thường dùng nhiều trong nhi khoa

Thuyền thoái: Vị thuốc lâu đời thường dùng nhiều trong nhi khoa

Tế tân: Dược liệu Đông y với vị cay nồng độc đáo

Tế tân: Dược liệu Đông y với vị cay nồng độc đáo

Cỏ chân vịt: Loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnh

Cỏ chân vịt: Loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnh

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook