Đại cương:
Xưa nay khi nói về Lạc Thư, có nhiều người nhắc tới mà không hiểu Lạc Thư là gì, nó nói lên cái gì và người ta biết nó để làm gì ?
Vậy thì lạc là sông Lạc, thư là một thông điệp mà trời đất gửi đến trên lưng một con rùa. Hiện tượng này được vua Hạ Vũ ( 2205 – 2167 TCN ) nhân đi trị thuỷ ở sông Lạc nhìn thấy. Cũng giống như Phục Hy, nhà vua chép lại những chấm và vạch trên mai con rùa và xếp theo thứ tự để làm nên thiên Cửu Trù Hồng Phạm. Chu Hy giải thích rằng “Lạc Thư lấy tượng của rùa nên số của nó thì trên đầu đội số 9, dưới chân đạp số 1, sườn trái mang số 3, hông phải mang số 7, vai mang số 2 và số 4, chân đi số 6 và số 8, nằm giữa bụng là số 5 ( ngũ trung )”
Lạc Thư
- Các số trong Lạc Thư: Lạc Thư có 9 số, từ số 1 đến số 9, tổng các số của Lạc Thư là: 1 + 2 + 3 +…..+ 9 = 45, số lẻ là số dương hoặc thiên số, tổng cộng 1 + 3 + 5 + 7 + 9 = 25, số chẵn là số âm hoặc địa số, tổng cộng 2 + 4 + 6 + 8 = 20
Các điểm đặc biệt của Lạc Thư
Dựa theo đồ hình Lạc Thư, ta xếp các chấm lẻ, chẵn, đen, trắng đúng vị trí vào các ô tương ứng. Đầu đội số 9, dưới chân đạp số 1, sườn trái mang số 3, hông phải mang số 7, vai mang số 2 và số 4, chân đi số 6 và số 8, còn giữa bụng là ngũ trung ( số 5 ) là biểu tượng cho ngũ hành nằm ở giữa có tượng thái cực.
Nếu ta cộng các số trong Lạc Thư theo các đường dọc, ngang, chéo ta đều có một kết quả như sau:
Trong đó 15 = 9 + 6 mà số 9 là lão dương, số 6 là lão âm.
Bỏ số 5 ở giữa ta có tổng = 10, 10 là số lớn của trời, đất, âm, dương mà trời bắt đầu ở 1 ( thỉ ) mà toàn vẹn ở 10 ( chung ).
Do đó: Thái dương ngôi 1 và số của nó là 9 vì ( 10 – 1 ) Thiếu âm ngôi 2 và số của nó là 8 vì ( 10 – 2 ) Thiếu dương ngôi 3 và số của nó là 7 vì ( 10 – 3 ) Thái âm ngôi 4 và số của nó là 6 vì ( 10 – 4 )
Tổng số của Lạc Thư và Hà Đồ là 55 + 45 = 100. Trời có 5 số 1, 3, 5, 7, 9 cộng lại = 25 = 5 x 5
Đất có 5 số 2, 4, 6, 8, 10 cộng lại = 30 = 6 x 5 Số 5 là số trời, nó lại là số giữa của số dương
Số 6 là số đất nó lại là số giữa của số âm Vì vậy số 5 là số chính của sinh số ở trời Số 6 là số chính của số thành ở đất
Trong sự liên quan giữa trời và đất thì trời lấy số 6 làm trường độ, đất lấy số 5 làm trường độ, chính vì vậy nên có câu trời xuất địa khí, đất xuất thiên khí. Địa khí là mưa, thiên khí là mây. Thiên khí là mây mà do níc bốc hơi nước từ đất mà lên. Địa khí là mưa mà nước mưa từ trời rơi xuống. Cho nên ta thấy các hiện tượng hay gặp là 5 và 6 như ngũ vị, ngũ sắc, ngũ âm, ngũ thanh, ngũ tạng, 5 ngón chân, 5 ngón tay, ngũ hành, năm châu hoặc lục hợp, lục khí, lục phủ ….
Đó phải chăng là kỹ thuật số đã ra đời từ những điều trên đây.
Ngũ hành tương khắc trong Lạc Thư
Sự thay đổi phương vị của các số trong Lạc Thư
Ngũ hành tương khắc theo Lạc Thư Từ sơ đồ của Lạc Thư ta nhận thấy:
Số 1 từ bắc sang tây bắc Số 7 từ tây sang tây nam
Số 9 từ nam sang đông nam Số 3 từ đông xuống đông bắc
Số 2 và số 7 của Hoả đổi chỗ cho số 4 và số 9 của Kim.
Do đó trên Lạc Thư khởi từ Thuỷ qua Hoả vì Thuỷ khắc Hoả, tiếp tục Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ và Thổ khắc Thuỷ.
Ứng dụng của Lạc thư
- Cửu Trù Hồng Phạm:
Người xưa nhận thấy Lạc Thư có 9 ô, mỗi ô mang một số nhất định nên dựa theo đó mà đặt ra 9 phạm trù về đạo đức xã hội đương thời và gọi đó là Cửu Trù Hồng Phạm.
4 Ngũ kỷ | 9 Ngũ phúc Lục cựu | 2 Ngũ sự |
3 Bát chính | 5 Hoàng cực | 7 Kê nghi |
8 Thứ trưng | 1 Ngũ hành | 6 Tam đức |
Cửu Trù Hồng Phạm
* Trù thứ nhất là trù của ngũ hành: thuận theo mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ, ở trù này người ta ví con người phải có 5 đức tính lớn như ngũ hành đó là có Trí như hành Thuỷ, có Lễ như hành Hoả, có Nhân như hành Mộc, có Nghĩa như hành Kim và có Tín như hành Thổ. Có đủ 5 đức ấy mới là con người toàn vẹn. Trí tuệ là cái gốc của con người, có trí tuệ mới mở mang được dân trí, mở mang lòng người, mới bao dung được thiên hạ, vì vậy Trí tương đương với thuỷ là hành được sinh ra đầu tiên, là hành mang số 1 của trời cho. Hoả luôn luôn bốc cao, soi sáng, trên dưới rõ ràng nên ví như Lễ trong đạo làm người. Cuộc sống luôn cần có lễ, lễ phân biệt vua – tôi, bạn – thù, trên – dưới, địch – ta, vì vậy muốn học văn thì trước tiên phải học lễ. Có thuỷ, có hoả thì hành Mộc ra đời, có trời có đất thì muôn vật mới sinh, có Càn có Khôn thì quẻ Truân xuất hiện, truân là muôn vật bắt đầu, truân là muôn vật mới sinh mà con người lại đứng đầu trong muôn vật nên con người là vạn vật chí linh, chính vì vậy người xưa xếp hành Mộc vào Nhân. Nhân nói về đạo làm người nên ăn ở như thế nào, “làm người chớ cậy khi quyền thế, có lúc cờ tàn tốt đuổi xe” “làm trai đứng giữa nơi trời đất, phải có danh gì với núi sông”
Hành thứ tư là hành Kim, hành này tương đương với “ Nghĩa ”. Kim là kim loại, là vật thể ít thay đổi nhất như sắt đá chẳng phai, là lời thề son sắt. Nghĩa con người cũng như vậy, đừng có tham vàng bỏ nghĩa, nếu là con người trọng nghĩa thì thường coi tiền tài như vật ngoài thân, một con người không coi trọng nghĩa là con người mất hết nhân cách.
Và hành cuối cùng là hành Thổ, thổ là mẹ của vạn vật, lòng mẹ thì bao dung, mẹ ( thổ ) sinh ra muôn loài và luôn sẵn sàng đón con về với mẹ “ hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để mai đây lại trở về với cát bụi ”. Thổ luôn luôn là người mẹ hiền từ, sẵn sàng tin mọi người và chấp nhận mọi người không bao giờ thay lòng đổi dạ, vì vậy phải chăng mà người xưa hay lấy đất mà đặt cho sự tín và ngày nay người ta cũng cầm cố đất đai để làm tin trong các giao dịch dân sự ?
Dựa vào ngũ hành có sự tương quan với ngũ đức mà người xưa thường nhận xét: nếu trời có gió mưa, lụt lội ( hành Thủy ), nắng hạn khô cằn ( hành Hoả ) cây cối khô héo, ( hành Mộc ) khí độc trong sông núi, ao hồ bốc ra ( hành Kim ), nhân tâm ly tán ( hành Thổ ) thì người làm vua nên xem lại mình có làm điều gì mà trời đất và lòng người oán hận không để kịp sửa đức cho thiên hạ được nhờ.
Trù thứ hai là ngũ sự nghĩa là sử dụng thận trọng 5 việc lớn, đó là: ngôn ngữ, thị giác, dung mạo, thính giác và tư duy.
Sử dụng ngôn ngữ phải thận trọng và chính xác như hành Thuỷ, sử dụng thị giác cẩn thận và sáng suốt như hành Hoả, sử dụng dung mạo mềm mại, uyển chuyển, đứng đắn như hành Mộc, sử dụng thính giác thận trọng và chắc chắn như hành Kim và tư duy chính xác, logic như hành Thổ.
Trù thứ 3 là bát chính, nghĩa là nói về 8 chính sách của thời xưa, đó là chính sách về lương thực, chính sách về của cải, chính sách về tế tự, chính sách về công chính, chính sách về giáo dục, chính sách về hình luật, chính sách về tiếp t©n và chính sách về binh bị. Chính sách ở mỗi thời là khác nhau nhưng các chế độ khác nhau, đều có sự tham khảo chính sách của thời trước đó để kế thừa và cải biến thêm.
Trù thứ 4 là ngũ kỷ, đó là dùng thiên văn xác định 4 mùa, xác định năm tháng, ngày sao và lịch pháp.
Trù thứ 5 là hoàng cực chỉ về nội tộc nhà vua, trù này quan trọng nhất vì nó nằm ở giữa mà bao dung tất cả. Ngày xưa vua nắm địa vị trọng yếu, thế thiên hành đạo. Nếu nhà vua hành động theo đúng đạo làm vua, thuận theo ý trời và lấy dân làm gốc thì đó là minh quân, xã hội và nhân dân sẽ an bình, hạnh phúc. Ngược lại hôn quân vô đạo thì xã hội nguy đổ tức thì. Tuy vậy trù này còn nói lên nghĩa vụ của dân đối với hoàng tộc là phải tuân theo phép tắc của nhà vua.
Trù thứ 6 là trao đổi 3 đức lớn, đó chính trực, cương khắc và nhu khắc.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, con người ta cũng phải giữ lấy con đường chính đạo, giữ trong lòng được thẳng thắn, kiên trì lập trường giai cấp nhưng trong cái cứng rắn nhiều khi cũng phải mềm dẻo, quyền biến để đạt được kết quả. Trong đối nhân xử thế, trong ngoại giao, trong thương thuyết đều phải giữ được lập trường ( chính trực ) có lúc cứng rắn, kiên quyết ( cương khắc ) nhưng quyền biến ( nhu khắc ) như lời thơ của Việt Phương: “ khi kiên quyết, rất kiên cường, mạnh mẽ, dù đốt cháy Trường Sơn đánh Mỹ cũng không sờn, lòng trời biển dịu hiền khi gặp trẻ, sấm sét im cho nắng ấm chồi non ”.
Trù thứ 7 là kê nghi, có nghĩa là lý giải những điều hồ nghi. Người xưa khi gặp điều phân vân, không biết nên làm như thế nào, không biết nên hoà hay chiến, tiến hay lui, người bảo nên làm, người bảo không nên thì hay nhờ tới sự lựa chọn bằng bốc ( đó là vấn sự ) hỏi sự việc mùa màng, thời tiết tốt xấu hoặc chiến tranh bằng bói quẻ trên lưng con rùa ( có Lạc Thư ) hoặc bói bằng cỏ thi.
Trù thứ 8 là thứ trưng, trù này nói về dự đoán thời vận, suy mình xét người để suy luận về thời tiết tốt xấu, nắng mưa ra sao.
Trù thứ 9 là ngũ phúc lục cựu có nghĩa là 5 điều phúc và 6 điều họa. Có cái họa mà là cái phúc, có cái tưởng phúc mà hoá ra là họa. Họa hay là phúc trong một phạm trù tương đối mà thôi
- điều phúc là: sống ham đức tốt, sống lâu, giàu có, mạnh khoẻ và chết trọn đời.
- điều họa là: ác nghiệt, ốm yếu, chết non, bệnh tật, lo buồn và nghèo nàn.
Từ trên lưng con rùa mà người xưa đã chế ra 9 phạm trù về luân lý và đạo đức xã hội. Xét cho tới giờ ý nghĩa của nó vẫn còn nguyên giá trị.
- Phép chia ruộng đất nhà Chu:
Nhà Chu lấy một khu đất khoảng 900 mẫu chia làm 9 ô, mỗi ô 100 mẫu gọi là phép tỉnh điền vì lô đất chia giống như chữ tỉnh. Lô ®ất này chia cho 8 nhà, mỗi nhà 100 mẫu, 100 mẫu ở giữa mọi người góp công sức cày cấy và toàn bộ thu hoạch ô này đều nộp thuế. Còn 100 mẫu cá nhân thì được sử dụng hoàn toàn không phải nộp thuế nữa.
Tư điền | Tư điền | Tư điền |
Tư điền | Công điền | Tư điền |
Tư điền | Tư điền | Tư điền |
- Phép xây dựng kinh thành
Kinh thành được chia làm 9 khu, giữa là cung vua, trước cung vua có triều đình, sau cung vua là chợ, 6 khu còn lại là dân ở.
Khu dân ở | Chợ | Khu dân ở |
Khu dân ở | Cung vua | Khu dân ở |
Khu dân ở | Đà M nTriềuiếu tếđìnhthờ trời tổ đất tiên | Khu dân ở |
Phép xây dựng lạc ấp kinh thành dựa theo Lạc Thư thuộc thời nhà Chu và cung đình Huế cũng dựa theo Lạc Thư mà xây dựng.
- Bản đồ phối hợp bát quái ngũ hành và tiết khí
Đông Nam (4) Lập hạ Tốn | Nam (9) Hạ chí Ly | Tây Nam (2) Lập thu Khôn |
Mộc | Hoả | Thổ |
Đông (3) Xuân phân Chấn | Trung ương (5) | Tây (7) Thu phân Đoài Kim |
Mộc | ||
Đông Bắc (8) Lập xuân Cấn | Bắc (1) Thuỷ Khảm | Tây Bắc (6) Lập đông Càn |
Thổ | Đông chí | Kim |
Bản đồ này phối hợp phương vị của Hậu Thiên Bát Quái, số của Lạc Thư, phương, ngũ hành và các tiết khí sau này sẽ trình bày thêm trong Linh Quy Bát Pháp. Ngoài ra còn nói về sự chuyển vận của các tiết khí, từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh theo quy luật sinh trưởng thu tµng